Tranh Gỗ Quả Bầu Cha Mẹ
Sản phẩm tranh gỗ Quả bầu Cha mẹ của Khamtrai.com gồm hai bức tranh chữ dát vàng được trạm đục dưới hình dáng quả bầu. Nội dung là hai câu thơ nói về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái. Cặp tranh gỗ đẹp mà ý nghĩa, thể hiện đạo hiếu – một truyền thống quý báu của người dân Việt Nam. HIẾU là đức tính đặc trưng của nền văn hóa phương Đông, là nền tảng của đạo lý làm người được diễn tả trong phương châm: Bách hạnh dĩ HIẾU vi tiên (Trong một trăm hạnh, HIẾU đứng hàng đầu).

Dù chúng ta đang đứng trên quan điểm của ngành triết học nào đi nữa, thì ta cũng không thể đánh mất chất liệu hiếu trong đời sống tâm hồn. Bởi vì: “Hiếu là tâm địa pháp môn”. Dù sống nơi đâu, thành thị hay thôn quê, chúng ta khó tách rời cái nôi đầu tiên của cuộc đời mình là mái ấm tình thương của cha mẹ. Người Việt thể hiện đạo hiếu là sự biết ơn với cha me, ông bà đó là công ơn sinh thành, nuôi nấng. Đó là sự chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già và thờ cúng khi đã qua đời. Truyền thống này đã có từ rất lâu đời, được duy trì từ đời này qua đời khác.



Trong văn hóa Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo được xem là một di sản quý báu, một chất liệu sống tốt đẹp được dân tộc ta yêu chuộng và giữ gìn.

Ở nước ta với nền văn minh phát triển từ rất lâu, văn hoá Nho, Phật, Lão đã ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội ngay từ thời lập quốc. Đạo Nho giáo cho rằng: “Hiếu thảo hay sự phụng dưỡng cha mẹ là cội nguồn của Nhân”.
Trong Phật giáo, hiếu đạo được đề cập đến một cách trọn vẹn và hoàn hảo. Phật giáo Việt Nam dạy rằng: “con cái không chỉ hiếu thuận cha mẹ một ngày mà là cả đời mình” hay Đức Phật dạy: “Điều thiện tối cao không gì hơn hiếu, điều ác cùng cực không gì hơn bất hiếu” (kinh Nhẫn Nhục), “Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật” (kinh Đại Tập).
Đạo Công giáo cũng chú trọng về Đạo hiếu và coi đạo hiếu như nền tảng của mình. Vì Đạo Công giáo quan niệm vũ trụ như một đại gia đình, trong đại gia đình đó, Đức Chúa Trời là Cha mẹ sinh ra tất cả và tất cả mọi người đều là anh em. Đạo hiếu được thể hiện qua bổn phận đối với Cha trên Trời (Thượng Phụ), đối với đất nước và Giáo hội (Trung Phụ), và đối với cha mẹ dưới đất (Hạ Phụ). Chữ hiếu của người Công giáo bao gồm hiếu đối với Cha trên Trời và hiếu đối với cha mẹ sinh thành ra bản thân mình.

Người Việt Nam theo Thiên chúa giáo cũng luôn kính hiếu với cha mẹ, tổ tiên, ngày giỗ nhiều tín đồ đến nhà thờ cầu nguyện cho hương hồn người đã khuất, họ đi đắp mộ, đặt hoa tưởng nhớ tổ tiên. Tuy có nhiều quan điểm song tựu trung lại giáo lý của các tôn giáo Việt Nam đều khuyên dạy đề cao và hướng con người đến việc nhận thức, thể hiện lòng hiếu hạnh của mình đối với đấng sinh thành.

Theo truyền thuyết từ xưa nhằm vào ngày Rằm tháng 7 được biết tới từ khi Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Chính từ truyền thuyết này mà ngày lễ Vu Lan cũng được sinh ra, trở thành ngày để tưởng nhớ công ơn cha mẹ.

Ngoài ra, trong ngày lễ Vu Lan, vốn được coi là ngày dành cho mẹ, những người có mẹ còn đang sống sẽ cài một bông hồng đỏ lên áo và sẽ báo hiếu mẹ trong ngày này. Những người không còn mẹ nữa sẽ đeo một bông hồng trắng, tới chùa cầu kinh để linh hồn mẹ được an lành, siêu thoát. Theo quan điểm đạo Phật, hiếu thuận với cha mẹ là phải hiếu thuận với tất cả mọi người. Đây là lý tưởng sống cao đẹp không những dân tộc Việt Nam mà các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới đều yêu chuộng và giữ gìn.

Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của nhân dân ta, không thể không nói đến chữ hiếu khi viết về phong tục cổ truyền của ta. Lễ tế, lễ tang, lễ cưới, kể cả sinh đẻ, xây nhà dựng cửa, hội hè đình đám, việc nước, việc làng….”Hiếu” là thiên kinh địa nghĩa, là gốc của mọi đức tính. Trong nền luân lý cổ truyền Việt Nam, đạo hiếu được đề cao khi đánh giá phong cách và bản chất của con người.

Tranh gỗ treo tường Quả bầu Cha mẹ được Shop Khảm trai hoàn thiện từ gỗ Hương nguyên tấm với nhiều kích thước khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.
http://khamtrai.com/shop/tranh-go-qua-bau-cha-me