Ngọc sẽ nói về cách kết hợp 2 tay khi chơi piano theo 2 phương pháp: phương pháp truyền thống và phương pháp độc quyền solo piano của Bội Ngọc đúc kết tại Học cách kết hợp hai tay khi chơi piano Tại Huyện Hóc Môn HCM

Cách 1: Theo cách truyền thống (đọc bản nhạc piano 2 tay)

Trên bản nhạc thể hiện vị trí các nốt như thế nào, người chơi sẽ thể hiện như vậy.

Sau khi biết cách đọc được nốt nhạc khoá Sol (tay phải), và đọc được nốt nhạc khoá Fa (tay trái). Giờ đây việc kết hợp hai tay cũng sẽ được thể hiện trên bản nhạc piano.

[img]https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2Fboingocpiano.com%2Fwp-content%2Fuploads%2F2016%2F07%2F111.png&container= blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*[/img]

Theo quy tắc dóng hàng trên 2 khuông nhạc khoá Sol và khoá Fa:
• Khi đọc bản nhạc, lúc nào nốt nhạc của tay phải và tay trái thẳng hàng nhau tức là bạn sẽ chơi 2 tay cùng lúc nhấn xuống phím đàn.
• Lúc nào nốt tay phải và nốt tay trái không cùng hàng nhau, tức là 2 tay sẽ nhấn phím không cùng lúc (tay phải nhấn trước hay tay trái nhấn trước, dựa vào nốt ở tay nào xuất hiện trước).

Cách kết hợp 2 tay truyền thống như thế này cần đòi hỏi ở bạn sự kiên nhẫn và đầu tư thời gian luyện tập, và khi nhìn một bản nhạc rất dài và chẳng chịt những nốt nhạc 2 khuông nhạc như thế này, rất dễ khiến bạn nản và sợ khó.

Do đó, bạn cần tập ngắn lại, và ít lại, mỗi lần tập 1 – 2 dòng nhạc là tốt, nhưng cần lặp lại chơi nhuần nhuyễn. Cũng có thể tham khảo thêm các sách piano phổ biến cho người mới bắt đầu như Method Rose, cùng 1 quyển nhạc lý (để hiểu được những kí hiệu trên khuông nhạc có ý nghỉã gì) và tự tập đọc, chơi theo bản nhạc.

Cách 2: Theo phương pháp solo cover của Bội Ngọc (bản nhạc tay phải và hợp âm)

[img]https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2Fboingocpiano.com%2Fwp-content%2Fuploads%2F2016%2F07%2Fcach-ket-hop-2-tay-piano.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=i mage%2F*[/img]

Theo quy tắc đánh số và dựa vào quy luật thế bấm hợp âm:

Bản nhạc là một bài hát có lời, chỉ thể hiện tay phải và những chữ cái (C, Em) là hợp âm để chơi cho tay trái. Dựa vào quy luật thế bấm của hợp âm mà người chơi tự do chơi tay trái, cũng như có thể chủ động biết được lúc nào 2 tay đánh chung với nhau bằng cách đánh số, kiến thức naỳ hoàn toàn dựa vào nhạc lý và theo logic của tiết tấu mà Bội Ngọc sẽ hướng dẫn trong khoá dạy piano của mình cũng như sản phẩm Khoá học trực tuyến/DVD Tự học piano solo của mình.

[img]https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2Fboingocpiano.com%2Fwp-content%2Fuploads%2F2016%2F07%2F1.png&container=bl ogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*[/img]

Các bước thực hiện như sau:
  • Đọc bản nhạc tay phải các nốt thể hiện trên khuông nhạc và chơi tay phải, tay trái sẽ không cần có nốt nhạc khoá Fa mà dựa vào hợp âm để chơi theo quy luật.
    Người học tự chia bố cục và đánh số vào bản nhạc, chọn thế bấm cho tay trái. Dựa vào bản nhạc đã đánh số, người học sẽ chơi 2 tay kết hợp với nhau.

Phương pháp này của Bội Ngọc thiết kế dành cho người trưởng thành chơi piano rút ngắn được thời gian tập luyện và đơn giản hoá việc chơi piano, phát huy được sự tự do và chủ động, sáng tạo khi chơi đàn.

Đây là phương pháp nền tảng cho người học piano hướng tới chơi piano cover (không cần bản nhạc nữa) và chơi piano theo cảm âm, bộc lộ cảm xúc của mình dễ dàng thông qua âm nhạc.