Tuy nhiên cũng có trường hợp mà hiện tượng trên lại không trở về trạng thái bình thường.
Xem thêm: Cách sử dụng ghế ăn cho bé hiệu quả
Mà chỉ có thể phát hiện khi thấy xương mặt của trẻ có hiện tượng lệch, không cân đối. Với những trường hợp nhẹ, có thể áp dụng phương pháp xoa bóp bề ngoài để trẻ dần hình thành sự cân đối ở những đốt xương cổ này. Nếu sau một tuổi mà tình trạng, dị tật này vẫn không có biến chuyển tốt thì cần phải đi điều trị kịp thời.
Trẻ sinh ra xuất hiện hiện tượng chân tay lật trong và lật ngoài là điều bình thường, không nên lo lắng. Thông thường sau khoảng 1 tuần thì tay chân của trẻ sẽ trở lại bình thường, trong khoảng thời gian này cũng không cần đòi hỏi phải có những tác động gì đối với trẻ. Tuy nhiên cũng có trường hợp mà hiện tượng trên lại không trở về trạng thái bình thường,… thì nhất thiết phải đi khám, có thể sẽ phải làm phẫu thuật thì mới có thể khắc phục được.
Hiện tượng chân lật trong, chân lật ngoài ở trẻ sơ sinh có bình thường không?
Khi nằm trong bụng mẹ, toàn bộ cơ thể của thai nhi sẽ ở dạng cuộn ròn, hai cẳng chân gập, hai bàn chân chịu lực ép nên có thể chúng sẽ ở vị trí lật trong và lật ngoài. Sau khi sinh ra, rất có thể đứa trẻ vẫn tiếp tục ở trong tình trạng một chân lật trong và một chân lật ngoài, nhưng đó là hiện tượng hết sức bình thường. Thông thường, chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần tuổi đứa trẻ sẽ dần dần trở lại trạng thái bình thường, chúng ta không cần thiết phải quá lo lắng tìm cách giải quyết.
Cần biết phân biệt hiện tượng chân lật trong và chân bị dị tật chân lật bẩm sinh, hiện tượng dị tật chân lật bẩm sinh thường có biểu hiện phần mềm phía trong bàn chân tương đối căng, mu bàn chân cong. Dị tật này phải cần đến phẫu thuật y học mới có thể nắn chỉnh được bàn chân trở lại trạng thái ban đầu.
Thế nào là bệnh thở rít bẩm sinh?
Có nhiều trẻ sinh ra đã thấy xuất hiện hiện tượng thở rít, hiện tượng này có thể là do Amidan chưa phát triển hết hoặc do quá trình mềm hoá Amidan tạo ra. Nhưng có nhiều trường hợp xuất hiện hiện tượng trên lại là do bẩm sinh, do sự cấu tạo khác biệt của một số bộ phận của đường hô hấp.
Nếu gặp phải trường hợp kể trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ở các chuyên khoa để phát hiện và xử lý sớm, không để gây ra hiện tượng thở rít sau này của trẻ. Đối với những trẻ xuất hiện hiện tượng thở rít như trên cần chú ý không để viêm nhiễm đường hô hấp, cần hết sức cẩn thận trong khi cho trẻ uống sữa.

Theo chambegioi.com