aDu lịch Yên Tử luôn là điểm đến của khách du lịch. Đến với nơi đây mọi người không chỉ cầu chúc một năm bình an và phát đạt mà còn được chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình mây, núi hòa cùng đất trời.
Dưới đây là chia sẻ hữu ích kinh nghiệm du lịch Yên Tử cho những ai chưa khám phá cảnh đẹp đất mỏ.

Halong Bay Cruise
Chuẩn bị
– Quần áo: mặc trang phục gọn nhẹ, mùa đông nên mang áo ấm nhưng vẫn phải nhẹ vì bạn sẽ phải leo núi rất nhiều và mệt. Đi Yên tử là nơi đất phật nên tránh ăn mặc phản cảm.
– Giầy dép: nên mang giày leo núi, giày thể thao để việc leo núi 6km ở Yên tử dễ dàng, tránh mang giày cao gót rất dễ đau chân.
– Đồ đạc, bạn nên mang balo nhỏ để mang những vật dụng cần thiết, hạn chế mang quá nhiều đồ.Nói chung là bạn nên đơn giản hóa và gọn nhẹ mọi thứ, đừng mang quá nhiều đồ ăn và nước – nhưng cũng đừng quên mang những thứ đó.
Đi
Nếu bắt xe khách bạn nên Ra bến xe Mỹ Đình, Lương Yên.. đi xe của hãng Hoàng Long, Kumho Việt Thanh, giá phù hợp, phục vụ, chất lượng tốt. Xe đi qua Mạo Khê, đến Uông Bí bảo nhà xe cho xuống lối rẽ vào Yên Tử thì bạn xuống xe đi xe ôm, taxi hay bus để vào. Hoặc bạn sang Gia Lâm bắt xe đi Uông Bí, sau đó xuống cổng khu du lịch sẽ có xe bus của ban quản lý đưa tới chân núi Yên Tử. Bạn nên đi từ sáng sớm, vì đoạn đường 120km sẽ lấy đi khoảng hơn 4 tiếng chạy xe cả đi cả về. Leo núi cũng mất khoảng 6 tiếng, cộng thêm thời gian nghỉ ngơi, chụp ảnh, thắp hương, tham quan… nữa cũng đến 12 tiếng.
Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 125 km, đến thành phố Uông Bí thì rẽ vào đường Yên Tử, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:
– Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành.
Yên tử có 2 tuyến cáp treo:
+Tuyến 1: Từ chùa Giải Oan đến chùa Hoa Yên.
+Tuyến 2: Từ chùa Hoa Yên đến quảng trường Phật hoàng Trần Nhân Tông (An Kỳ Sinh).
Thời gian hoạt động của cáp treo:
* Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch: Từ 5h đến 20h hàng ngày
* Từ tháng 4 đến tháng 12 âmlịch: Từ 7h đến 18h hàng ngày
Giá vé cáp treo trọn goi 2 tuyến khứ hồi khoảng 280.000 VND người lớn, 200.000VND cho trẻ em, khứ hồi 1 tuyến khoảng 180.000VND, 1 chiều 1 tuyến 100.000 VND. Bạn có thể đặt mua trước tại Công ty CPPT Tùng Lâm (Hotline: 0934 33 00 99 -0936 562 889)
– Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.
Điểm đến

Hành trình du lịch Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Suối giải oan trong lịch sử gắn liền rất nhiều những câu truyện kỳ bí.
Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
Chùa Hoa Yên hay còn được gọi là chùa Cả nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử, Chùa Hoa Yên . Chùa nguyên tên là Vân Yên, do thiền sư Hiện Quang khai sơn.
Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi.

Chùa Đồng còn có tên là Thiên Trúc Tự nằm ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển được xây dựng từ thời Lê (980-1009).Chùa rộng trên 20m2, cao hơn 4m với tổng trọng lượng hơn 70 tấn đồng nguyên chất được khởi đúc (theo mẫu chùa tỷ lệ 1/1 bằng gỗ) từ mùa thu Ất Dậu – 2006. Cho đến thời điểm này, có thể đây là ngôi chùa được đúc bằng đồng nặng và lớn nhất trên thế giới
Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc.
Lưu ý
– Đi Yên Tử vào dịp Tết thì nên đi từ rất sớm vì từ mùng 4 là du khách các tỉnh thành về du lịch Yên tử rất đông nên chờ đi cáp treo mất vài tiếng đồng hồ là bình thường. Thứ đến là lên đến chùa Đồng sẽ không có chỗ chen chân mặc dù đường lên chùa Đồng không dễ dàng. Lúc xuống núi cũng sẽ rất đông chỗ ga cáp treo.
– Nên leo núi trước rồi xuống vãn cảnh chùa sau, sang bên chỗ nhà chùa còn được ăn bánh tét, bánh chưng chay free nữa, hihi.
– Tránh mua linh tinh dọc đường,lưu ý không nên chơi cờ thế, bài bạc , cảnh giác bị móc túi.
– Đừng vứt rác bừa bãi: Hãy bỏ rác đúng nơi quy định (có thùng rác) hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng.
– Nghỉ giữa đoạn: đừng cố gắng leo leo leo mà không nghỉ, nên dừng lại khi thấy mệt, hít thở thật sâu, uống một chút nước rồi hãy đi tiếp. Thời gian và đoạn đường còn dài.
– Đến rừng tùng, đừng dẵm lên gốc cây: lên đến giữa núi bạn sẽ đi qua một đoạn đường tùng quý tuổi thọ 900 – 1000 năm tuổi, gốc rễ của những cây tùng này ăn lên cả mặt đất. Đừng dẵm lên nó, mỗi năm có đến hàng triệu lượt người, chỉ cần mỗi người dẵm lên 1 lần thì tuổi thọ của những cây tùng này giảm rất nhiều. Hãy bảo vệ di sản!
– Cẩn thận đoạn lên chùa đồng: đoạn đường cuối này không có bậc thang, bạn nên cẩn thận vào những ngày trời mưa các tảng đá dễ trơn trượt. Nhưng yên tâm, có một điều rất lạ là rất ít người bị ngã khi đến đây, đất thiêng mà.
– Nên mua 1 cây gậy chỗ ga đến cáp treo Tiên Yên nếu leo lên chùa Đồng.