Các chuyên gia BĐS nhận định, thị trường địa ốc Việt Nam hiện vẫn đang nằm trong “tầm ngắm” của các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên sẽ không có chuyện họ vội vã rót tiền như cách đây chục năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam chứng kiến nhiều thương vụ mua bán, chuyển nhượng (M&A) dự án căn hộ giá rẻ có sự góp mặt của nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử, Tập đoàn Kumho Industrial Company Limited chuyển nhượng dự án khu phức hợp văn phòng 21 tầng , khu căn hộ dịch vụ 32 tầng và khu khách sạn 21 tầng, cùng khối đế thương mại tại 39 Lê Duẩn, quận 1, Tp.HCM cho Công ty Mapletree Investments Pte Ltd (Singapore) với giá trị trên 200 triệu USD.

Bên cạnh đó, thị trường Tp.HCM cũng chứng kiến thêm một số vụ M&A khác như: Low Keng Huat chuyển nhượng Khách sạn Duxton Hotel Saigon (quận 1, Tp.HCM) cho New Life RE với giá 49,4 triệu USD, hay Frasers Centrepoint Limited góp 70% cổ phần trong Dự án G Homes, còn lại 30% vẫn thuộc về Tập đoàn An Dương Thảo Điền.


Tại thị trường Hà Nội, đình đám nhất thương vụ ngoại chuyển nhượng cho nội là vụ Keppel Land (Singapore) chuyển nhượng 70% cổ phần cho Tập đoàn BRG tại một dự án cao ốc căn hộ dịch vụ gồm 20 biệt thự và 155 căn hộ cho thuê, với mức giá ước tính khoảng 22,4 triệu USD.

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm là 11,284 tỷ USD, tăng 105,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, BĐS tiếp tục đứng thứ 2 với với 25 dự án can ho richmond city cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 604,8 triệu USD, tương đương 5,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, tập trung nhiều nhất vào các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Theo ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Jones Lang Lasalle Việt Nam, Việt Nam được nhìn nhận là thị trường hấp dẫn so với nhiều nước Đông Nam Á khác, bởi nền kinh tế và thị trường BĐS đang cải thiện nhờ 2 sắc luật quan trọng là Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư vào các tài sản sinh lợi tại những thành phố lớn của Việt Nam.

Còn ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhận định, thị trường BĐS Việt Nam theo đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài vào thời điểm này là rất tiềm năng, vì dân số trẻ, đông, tốc độ đô thị hóa tăng, nhu cầu, thu nhập tăng, hệ thống cơ sở hạ tầng đang hòa thiện…

Ông Powell cho rằng, thị trường BĐS vừa bước vào chu kỳ phát triển mới với chu kỳ phát triển sắp tới được kỳ vọng từ 5 - 7 năm. Vì vậy, thời điểm hiện tại rất phù hợp cho cả người mua để ở, cũng như đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn CBRE Việt Nam Dương Thùy Dung cho hay, Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhờ những thay đổi về chính sách. Những hoạt động đầu tư vào Việt Nam thông qua nhiều hình thức như triển khai dự án căn hộ hưng thịnh mới, thâu tóm dự án, hợp tác đầu tư đã có sự tăng trưởng khá tốt.

Bà Dung cho biết thêm, tại CBRE Việt Nam, mỗi ngày đều nhận được các yêu cầu tư vấn đầu tư từ các nhà đầu tư cá nhân đến từ Trung Quốc, Hồng Kông, Nga, thậm chí là Mỹ, Ả rập Xê út,… Song, cũng cần lưu ý vào thời điểm này, góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam đã khác nhiều so với những năm 2007 - 2008. Trước đây, có những nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần 3 - 6 tháng để xem xét kế hoạch đầu tư của họ, nhưng hiện nay, các nhà đầu tư phải cần đến ít nhất là 6 tháng để đưa ra quyết định. Điều này có thể khiến hoạt động đầu tư vào Việt Nam ngay lập tức chưa đạt như kỳ vọng, tuy nhiên quyết định của họ sẽ chất lượng hơn, có tác dụng giúp thị trường có tính ổn định, bền vững hơn.
[CENTER]