Ngày 29/6, UBND Hà Nội vừa chấp thuận phương án dựng cua cong chào tại 4 cửa ngõ ra vào Thủ đô. So với phương án đươc đưa ra ngày 22/6, UBND thành phố Hà Nội đã “loại” đi một cổng chào ở hướng quốc lộ 5 đi Hải Phòng với lí do có nhiều chuyên gia chưa tán đồng với ý tưởng kiến trúc.
Chủ trương muộn, chưa có đầy đủ ý kiến dân
Ông Trần Trọng Hanh, Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Tư vấn, phản biện Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, việc xây dựng cổng chào cần có lộ trình và phải có đầy đủ ý kiến người dân, ý kiến chuyên gia. Tuy nhiên, Hà Nội đưa ra chủ trương này không chỉ muộn mà còn chưa có đầy đủ ý kiến của người dân. Trong bối cảnh như vậy sẽ tốt hơn nếu Hà Nội chỉ làm cổng chào tượng trưng và không cần mỗi cổng trào phải có bản sắc văn hóa riêng như phương án thiết kế đã được đưa ra. “Ngoài mất thời gian, phương án thiết kế 5 cổng trào với những bản sắc văn hóa riêng của mỗi vùng đất Hà Nội còn rất tốn kém nhưng lại không được lâu dài, đó là chưa nói đến tính hiệu quả cũng như hiệu ứng xã hội khi nhân dân chưa được tham gia ý kiến rộng rãi. Chưa kể, ngoài 50 tỷ đồng, các cổng trào mà Hà Nội quyết định xây dựng, còn phải giải phóng 1.000m2 đất“, ông Hanh nói.
Theo ông Hanh, xây dựng cua cong hop kim nhom chào mang những bản sắc của Thủ đô là một ý tưởng hợp lý, tuy nhiên phương này chỉ phù hợp khi các cổng chào được xây dựng kiên cố, lâu dài và có lộ trình cụ thể.
Kiến trúc sư Hoàng Anh, giảng viên ĐH Xây dựng Hà Nội, thành viên Hội kiến trúc sư Việt Nam cũng nhận định: Thời gian chỉ còn hơn 100 ngày, nếu xây dựng một cổng chào đúng nghĩa sẽ không kịp. “Trên thế giới rất nhiều thành phố đã xây cổng chào, ngoài có tính chất kỷ niệm, đây còn là những công trình công cộng để người dân sử dụng được, cụ thể như Đức, Pháp, Tây Ban Nha… Tuy nhiên, các cổng trào mà Hà Nội vừa đưa ra chỉ đơn giản là một công trình để ngắm”, kiến trúc sư Anh nhấn mạnh.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nêu suy nghĩ: “Đại lễ chỉ còn khoảng 100 ngày, nếu làm quy mô, kiên cố thì sẽ không kịp, vì vậy Thành phố nên làm các cổng chào theo hình thức đơn giản, tượng trưng vừa kịp lễ kỷ niệm, vừa tích lũy kinh nghiệm để làm kiên cố về sau, vừa tiết kiệm”.
Có lãng phí?
Tiếp xúc với Đất Việt, đa số người dân Hà Nội đều tỏ ra khá bất ngờ khi biết chủ trương xây dựng 5 mau cong nha dep trào của thành phố, nhiều người cho rằng chỉ mừng Đại lễ có hơn một tuần nhưng phải chi tới 50 tỷ đồng xây dựng các cổng chào “tạm”, sau đó chưa rõ sử dụng tiếp thế nào thì thật lãng phí, trong khi đó thành phố đang có bao nhiêu việc cần phải làm, phải đầu tư.


Ông Nguyễn Minh Tuấn, người dân ở tổ dân phố số 4 (phường Khương Thượng, quận Đống Đa), cho biết: “Việc chi tới 50 tỷ đồng để xây dựng không kiên cố các cua cong chào thì thật lãng phí. Nguồn kinh phí đó, dù là tài trợ, sẽ ý nghĩa hơn nếu Thành phố sử dụng cho các công trình dân sinh, trường học, bệnh viện hay nhà ở cho người nghèo”. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Tuyết, một cán bộ hưu trí ở tổ dân phố số 9 (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm) cũng cho rằng: “Thay vì phải giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để làm hoành tráng các cổng chào, thành phố chỉ nên làm đơn giản, mô phỏng các họa tiết là được”.
Bà Đỗ Thị Đức Lý, Tổ trưởng tổ dân phố 24 (phường Tràng Tiền), góp ý thêm: “Việc thành phố có chủ trương làm cổng chào Đại lễ là phù hợp, nhất là khi Thủ đô tròn 1.000 năm tuổi. Tuy nhiên, việc làm này cũng cần có thời gian tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia cũng như ý kiến người dân”.