Bắt đầu từ tuần thứ 2 của tháng 11, các doanh nghiệp sat xay dung đã đồng loạt tăng giá bán các mặt hàng théo do giá phôi thép trên thế giới đang có xu hướng tăng lên trong khi nhu cầu tiêu thụ thép tại thị trường nội địa vẫn tăng.

Giá thépthép của Tổng Công ty Thép Việt Nam cuộn giao tại nhà máy từ 10,6 triệu- 10,7 triệu đồng/tấn và thép cây 11,81 triệu đồng/tấn; thép Pomina cũng tăng thêm 600.000 đồng lên 11,37 triệu đồng/tấn đối với mặt hàng thép cuộn và tăng thêm 400.000 đồng lên 11,75 triệu đồng/tấn đối với thép cây; Vina Kyoei cũng tăng giá thêm 400.000 đồng/tấn...


Tình hình tiêu thụ thép tháng 11 ước tính tăng hơn gấp đôi so với tháng 10 và dự báo sẽ còn tiếp tục được cải thiện trong những tháng tới. Thông tin từ Bộ Công Thương và Hiệp hội Thép cho thấy, tình hình tiêu thụ thép tháng 11 đã khả quan hơn hai tháng trước. Lượng sản xuất sat thep xay dung trong tháng 11 đạt 235.000 tấn, đưa con số của 11 tháng năm nay đạt 2,93 triệu tấn. Tính riêng lượng thép tiêu thụ trong tháng này ước đạt 305.000 tấn (tháng 10 là 120.000 tấn, tháng 9 là 102.000 tấn), tức là mức tăng hơn gấp đôi. Lượng thép thành phẩm hiện còn tồn kho, tính đến cuối tháng này là 195.000 tấn, giảm hơn phân nửa so với tháng trước. Số lượng phôi tồn kho còn 500.000 tấn.

Tuy nhiên, theo nhận định từ giới chuyên môn, giá thép xây dựng khó có thể tăng mạnh. Khi giá phôi thế giới tăng sẽ kích thích việc sản xuất phôi thép nên nguồn cung sẽ tăng lên, trong khi đó sức tiêu thụ thép trong nước khó tăng cao, nhất là từ nay đến cuối năm vì không có nhiều công trình lớn triển khai...

Để bảo hộ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, Hiệp hội Thép VN cũng đã kiến nghị cơ quan chức năng tăng thuế nhập khẩu thép thành phẩm từ 8% lên 20%, phôi thép nhập khẩu từ 2% lên 5% hoặc 10%.

Thuế nhập khẩu thép thành phẩm hiện ở mức 8%, và Hiệp hội Thép đã nhiều lần xin điều chỉnh gia sat xay dung lên mức 20%, nhằm hạn chế việc nhập khẩu thép từ Trung Quốc. Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, đang tiến đến mốc bãi bỏ thuế xuất khẩu với thép cán nguội và mạ kẽm từ ngày 1/12/2008 để đẩy mạnh thép Trung Quốc ra bên ngoài.