Thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, 10 năm qua, thành phố sôi động nhất Việt Nam đã thu hút hàng trăm tỷ USD đầu tư can ho vung tau vào đất đai, chủ yếu đầu cơ nhà đất, ngay cả các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp Nhà nước cũng tập trung vốn vào khu vực “màu mỡ” với hàng loạt dự án nhà cao cấp, khu biệt thự sinh thái trong khi các khu đô thị mới chưa được chú trọng, đa phần người dân có thu nhập trung bình và thấp chưa được hưởng những tiện ích từ các dòng vốn đầu tư vào BĐS.

Thời điểm năm 2008, khi thị trường BĐS dat nen dau giay ở TP.HCM đạt đỉnh, những căn hộ cao cấp thuộc dự án The Vista, Saigon Pearl, The Manor... có giá 60-100 triệu đồng/m2 mà vẫn không có suất để bán, và hầu như các căn hộ chung cư này đều rơi vào tay các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Bản thân chủ đầu tư khi đó cũng bán cho nhà đầu tư thứ cấp, những người này lại bán kiếm lời tạo nên một thị trường vay vốn kinh doanh BĐS với lãi suất lên tới 25-27%... Tất nhiên khi cơn sốt thị trường căn hộ chung cư cao cấp và hạng trung hạ nhiệt, đóng băng tới tận năm 2011, sự tụt dốc không phanh của thị trường này báo hiệu nhiều rủi ro.

Tháng 4-2011, giá chào bán căn hộ trong các dự án The Manor 1 và 2 giai đoạn 2 là 38-39 triệu đồng/m2, Saigon Pearl chỉ từ 40-50 triệu đồng/m2, giá giảm tới 50%, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ chấp nhận bán lỗ 5-10% mà vẫn rất ít người hỏi. Đặc biệt trong tháng 4-2011, nhiều dự án chung cư cao cấp tại quận 2, 7 giá xuống tới 25 triệu đồng/m2 vẫn không có giao dịch. Rất nhiều dự án chung cư hạng trung ở quận 2, Thủ Đức, Tân Bình cũng giảm giá mạnh, chỉ 1 tỷ đồng/căn trên 50m2, song cũng trong tình trạng tương tự.

Chị Christina Nguyễn, Việt kiều Canada ở quận 7 cho biết: căn hộ khoảng 100m2, 2 phòng ngủ có giá 4-5 tỷ đồng không có sức hấp dẫn khi với số tiền đó, người dân có thể mua được căn nhà 3 tầng rộng 50-60m2 trong ngõ ô tô tận cửa ở nội đô. Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM, đây là lý do khiến thành phố đang tồn đọng khoảng 110.000 căn hộ các loại cả cũ và mới. Chủ đầu tư của những dự án đã triển khai thi công từ những năm 2008-2009 hiện đang phải đối mặt với giá cả vật liệu leo thang nằm ngoài dự toán, nếu không tính lỗ thì không thể hoàn thành dự án và bàn giao nhà cho khách hàng.

Bên cạnh đó, những dự án bị trễ tiến độ, khởi công cầm chừng do không có đầu ra, chủ đầu tư can ho diamond lotus
buộc phải thỏa thuận với khách hàng giãn tiến độ thanh toán, để chậm bàn giao nhà. Nhiều dự án bi đát hơn, chủ đầu tư phải chấp nhận chuyển đổi, bán lỗ dự án để tránh phá sản... Vì thế, nếu hết quý II-2011, các chủ đầu tư không đẩy mạnh bán hàng, kể cả chấp nhận lỗ, khi Chính phủ yêu cầu các ngân hàng thắt chặt tín dụng, cộng thêm việc tới kỳ đáo hạn vay ngân hàng sẽ khiến hàng loạt dự án lâm vào cảnh thiếu vốn, giãn nợ và... bong bóng thị trường chung cư có thể “xì”.