Một trong những phong tục tập quán của ta từ trước đến nay đó chính là thờ cúng. và đi khắp các nhà thờ thì đồ thờ thì không thể thiếu. Thờ phật cũng vậy,là tín ngưỡng lâu đời và gần như chủ đạo tại nước ta, hình thức thờ phật được truyền từ đời này sang đời khác và đặc biệt hưng thịnh ở thời Lý. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Thờ phật không chỉ là hình thức tín ngưỡng linh thiêng mà còn là cách thức con người sống đúng với chân - thiện -mỹ, tránh xa hỉ - nộ - ái - ố.
Mỗi tín ngưỡng lại có những triết lý, giáo điều riêng, Phật dạy ta sống hoà nhã, thanh bạch, tránh xa tham, sân, si. Phật cũng là nơi, nguồn mà ta tìm về để thanh tịnh hơn trong tâm hồn.Song nhiều người lại thờ Phật theo kiểu cuồng tín, sai lệch so với những gì mà nhà Phật muốn người thờ hướng tới.

Phật dạy thờ Phật tại tâm, có điều kiện thì thờ cúng cơm, nước, hoa, quả đầy đủ. Không có tiền thờ nhánh hoa dại với tâm của Phật tử là cũng được rồi. Phật độ chúng sinh khỏi sự mu muội, khỏi những bản năng, bản ngãi xấu để hướng tới cái thanh tịnh hơn, sự đồng cảm hơn trong hành động, lời nói.
Đính kèm 238
Chúng ta thờ Phật một mặt là vì tín ngưỡng lâu đời ăn sâu vào trong tâm tủy, một mặt lại là sự lĩnh hội huyền diệu từ Phật giáo.
Vấn đề Phật đúng hay sai là được các giáo, đạo tranh cãi từ lâu, song vấn đề ở chính sự thể hiện của Phật tử và sự lĩnh ngộ Phật pháp trong cuộc sống hàng ngày.
Theo Phật pháp thì việc thờ Phật được thể hiện thông qua ba phương diện: tri ân, ngưỡng mộ và tôn kính.
Tri ân như hình thức công đức, đúc chuông, tượng Phật hay làm công quả tại chùa. Ngưỡng mộ là việc Phật tử thể hiện thông qua diệu kỳ của Phật pháp. Tôn kính là thờ cúng và thể hiện cầu cúng thông qua các hình thức khấn bái, thờ phật hàng ngày.
Nếu thành tâm thờ Phật và hiểu rõ đạo lý Phật răn dạy thì chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành công đầu tiên về tính cách, cách đối nhân xử thế và theo nguyên tắc gieo nhân nào gặt quả ấy Phật tử sẽ nhận lại nhiều điều tốt đẹp.

Tags: bàn thờ, tượng phật