Hồng là loại cây sống ở vùng ôn đới nên khi du nhập vào Việt Nam nó sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những khu vực có khí hậu mát mẻ quanh năm. Cây hồng đã có mặt ở Đà Lạt (Lâm Đồng) từ lâu, nhưng trước đây người dân chủ yếu thu hoạch hồng chín để bán, làm mứt hoặc sấy khô. Nhưng khoảng chục năm trở lại đây, người ta chuyển hướng sang thu hoạch hồng khi quả vừa già đang chuyển dần sang màu vàng nhạt. Và từ đó, người Đà Lạt có thêm một đặc sản mới với tên gọi rất dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn – hồng giòn Đà Lạt. Cùng tour du lich da lat tìm hiểu về loại quả đặc sản Đà Lạt này nhé.
Hồng giòn là một trong rất ít đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Thế nhưng, loại đặc sản ấy ngày nay vẫn phải chịu cảnh “đứng đường”.
Cô Phạm Thị Cúc (52 tuổi), một người dân trồng hồng ở khu vực đèo Mimoza, TP. Đà Lạt cho biết: hồng có hai loại khác nhau là hồng đầu bằng và hồng trứng lốc. Mặc dù có những đặc điểm khác nhau nhưng về cơ bản có hương vị giống nhau.

Hồng giòn Đà Lạt có vị ngọt ngọt, thơm thơm, khi chẻ ra những miếng vừa ăn, cho vào miệng nhai nghe dòn rôm rốp.
Trời đất không những ưu ái cho Đà Lạt một khí hậu đặc biệt mà còn ban tặng cho nơi đây những sản vật tuyệt vời. Không kì công chăm sóc, không kén chọn nơi trồng, không ngại gió sợ mưa, cây hồng lớn lên như một sự dĩ nhiên của tạo hóa. Chỉ là loại cây trồng xen nhưng mỗi năm cứ vào tháng 7 cho tới tháng 11 khắp các chợ lớn nhỏ trong thành phố nơi đâu cũng ngập tràn hồng. Hồng có trên gánh hàng rong của bà mẹ Đà Lạt, trên sạp trái cây của chị em tiểu thương, trên những con đường tới chùa Tàu hay các villa nghỉ dưỡng.
Ngày nay khi diện tích hồng đang dần bị thu hẹp do hiệu quả kinh tế không cao bằng những loại cây trồng khác nhưng nếu muốn tận mắt chứng kiến những vườn hồng mà không phải đi quá xa nội thành, khách du lịch có thể tới thăm những khu vườn ở khu vự gần Dinh III Bảo Đại, hay chạy xe khoảng 5km theo hướng Đông Nam tới đèo mang tên loài hoa Mimosa. Tuy quy mô không lớn lắm, nhưng những vườn hồng ở đây cũng đủ để du khách ngắm nghía những cây hồng trĩu quả, chụp hình kỷ niệm, ăn thử và mua về làm quà.
Các loại “đặc sản” này thường có giá rất rẻ, mẫu mã đẹp, sắc màu sặc sỡ, hấp dẫn… chứ không “thô kệch” như hồng Đà Lạt. Từ trước đến nay nhà chức trách địa phương vẫn chưa công bố chất lượng các loại “đặc sản” này ra sao nhưng hình thức, mẫu mã bề ngoài rõ ràng là ăn đứt đặc sản chính hiệu của Đà Lạt. Và cứ thế, hồng Đà Lạt mất dần giá trị thực vốn có của nó.
Du khách cũng có thể ghé thăm nhiều địa điểm du lịch khác tại đà lạt với tour du lịch đà lạt 3 ngày 2 đêm
Đã có thời điểm mỗi kg hồng giòn Đà Lạt được bán tại vườn chỉ có giá chưa tới 2.000 đồng. Quá rẻ so với công sức bỏ ra đầu tư, chăm sóc, nhiều gia đình đành phải hái hồng vào sấy khô làm mứt để bán với giá cao hơn. Sau nhiều năm như vậy, sức kiên trì của những nhà nông đất núi đã không còn, họ đành phá bỏ dần cây hồng để trồng các loại cây hoa màu khác cho giá trị kinh tế cao hơn.
Người viết đã từng nghe nhiều người nói về “chiến tích” của cây hồng Đà Lạt, từng tự hào là cây “xóa đói giảm nghèo”. Không ít gia đình các con họ khôn lớn, được học hành thành đạt cũng chỉ nhờ vào vài ba gốc hồng trong vườn. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, diện tích hồng tại Đà Lạt đã giảm hẳn để nhường chỗ cho những loại cây khác nhưng sức tiêu thụ vẫn ì ạch, phần lớn là vùng vẫy ở thị trường “hàng rong” tại Đà Lạt và TP HCM, một phần khiêm tốn khác được nhập về các cơ sở chế biến thành mứt hồng do giá bán ra thị trường quả chín quá rẻ.
Mùa thu, những vườn hồng nhuốm trọn một màu vàng. Phải tới tận nơi, tiếp xúc với những chủ vườn thân thiện, chứng kiến quy trình hái hồng mới cảm nhận hết tinh tuý của loại quà dân dã này.
Đã ở Đà Lạt ngót nghét chục năm trời, người viết cũng đã trải qua từng ấy mùa hồng, cảm nhận được trọn vẹn niềm vui, nỗi buồn của những nhà nông nơi đây mỗi khi bước vào mùa quả chín rộ. Có một đặc điểm chung đối với người trồng hồng ở xứ đất lạnh này những năm gần đây là cứ mùa hồng này lại kém vui hơn mùa hồng trước.
Điều nguy hiểm hơn là những năm gần đây, hồng Trung Quốc ồ ạt “đổ bộ” vào Đà Lạt núp bóng dưới tên gọi mỹ miều “Đặc sản Đà Lạt” với sự tiếp tay đắc lực của không ít tiểu thương. Một cán bộ Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng từng cho biết, có tới trên 90% đặc sản đang được bày bán tại Đà Lạt hiện nay là hàng Trung Quốc.
Cũng như một số loại đặc sản khác, cây hồng bén duyên với Đà Lạt ban đầu cũng nhờ vào bàn tay người Pháp đem đến vùng đất này vào những năm đầu thế kỷ 20. Thuở khai sinh, hồng Đà Lạt được trồng không nhiều. Thường thì mỗi gia đình chỉ trồng trong khuôn viên quanh nhà vài ba cây để ăn quả. Rồi nhu cầu tiêu thụ vượt ra khỏi xứ lạnh vươn tới những vùng đất mới. Khi ấy giá hồng tăng mạnh.
Sau thập niên 90 của thế kỷ trước, hồng Đà Lạt được mở rộng ra cả nghìn héc ta, tập trung phần lớn ở các xã vùng ven như Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung, phường 3, phường 7, rồi vươn tới huyện Lạc Dương, một phần của huyện Đơn Dương. Thời gian này, người Đà Lạt trồng hồng để bán mua vàng cất trữ. Một cây hồng trưởng thành mỗi vụ có thể cho gia chủ thu về 2 triệu đồng không phải là chuyện hiếm gặp.
Thế nhưng, khoảng chục năm trở lại đây, hồng Đà Lạt lâm vào cảnh không còn thế độc quyền, nhiều địa phương khác trong nước cũng đã trồng và nhân rộng loại cây này. Tất nhiên, sân chơi chung thời hội nhập không dành riêng cho hồng Đà Lạt nữa.
Rồi vài năm trở lại đây, giá hồng càng xuống thấp khiến người dân địa phương đành làm một việc bất đắc dĩ là đem loại đặc sản này ra “đứng đường” mỗi khi bước vào mùa chín rộ. Thời gian này, dọc đèo Prenn – cửa ngõ đi vào thành phố Đà Lạt dài trên chục km trở thành “cung đường chợ hồng”. Những người bán phần lớn là cư dân địa phương tự đem hồng của gia đình mình ra mời chào du khách. Người đi lên, kẻ đi xuống, bất cứ ai hễ đi qua là họ vẫn tay mời gọi.
Có những ngày Đà Lạt sùng sục đổ mưa, các chị, các cô vẫn kiên trì ngồi bên những quả hồng chín mọng, căng cứng, thơm lừng đem theo hy vọng sẽ có nhiều khách dừng chân ghé qua mua hồng của mình làm quà cho gia đình, người thân.
Chị Hải, một người đã “chiếm chỗ” dưới chân đèo Prenn bán hồng 3 năm nay cho biết, giá bán tại vườn rất rẻ nên gia đình chị phải tự hái hồng, ủ chín đem ra bán dạo cho du khách mới hy vọng được giá cao.
Hồng Đà Lạt trước đây vốn kiêu sa như những cô gái quen được nuông chiều nay bỗng trở nên bị con người “ghẻ lạnh” và thờ ơ!
Cứ đà này, chẳng biết loại đặc sản chính hiệu của Đà Lạt đến bao giờ mới trở lại thời “hoàng kim”.