Ghi số công tơ điện bằng gậy tự sướng lắp camera, thay bằng việc dùng thang và trèo lên cột điện cao mới có thể ghi lại số của các công điện như trước đây. Hiện này các nhân viên điện lực thuộc Tổng công ty điện lực Hà Nội - EVN Hà Nội đã sáng tạo ra thiết bị đọc số công tơ điện tương tự như gậy tự sướng lắp camera để ghi lại số trên các công tơ điện.


Chỉ với một cách rất đơn giản đã giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho các nhân viên điện lực trong việc ghi số công tơ điện. Thiết bị đọc số công tơ điện này rất gọn nhẹ, dễ dàng mang theo hơn so với việc mang theo thang và thời gian để đọc chỉ số công tơ nhanh gọn, dễ dàng hơn. Đồng thời người dân cũng có thể dễ dàng kiểm tra, theo dõi chỉ số điện tiêu thụ của mình hàng tháng cùng các nhân viên điện lực. Điều này giúp quá trình theo dõi số điện tiêu thụ hàng tháng minh bạch hơn.

Thiết bị ghi số công tơ điện bằng gậy tự sướng lắp camera

Nhân viên điện lực ghi số công tơ điện bằng gậy tự sướng lắp camera

Thiết bị ghi số công tơ điện bằng gậy tự sướng lắp camera gồm có 3 bộ phận chính: một cây gậy có khả năng điều chỉnh độ dài (giống như cây gậy tự sướng chụp ảnh của giới trẻ), camera và một chiếc máy tính bảng. Đầu gậy được lắp camera dùng để chụp lại chính xác hình ảnh chỉ số công tơ. Gậy tự sướng lắp camera khá nhỏ gọn nên có thể đưa lên và đưa lại gần hộp công tơ điện. Nhưng hình ảnh được đưa về máy tính bảng và các hình ảnh chỉ số công tơ điện được lưu lại, vừa để xem vừa để đối chiếu về sau nếu những trường hợp có lượng tiêu thụ điện tăng/giảm bất thường.Công ty điện lực Hà Nội đã có bắt đầu kế hoạch và cho sử dụng thiết bị kiểm tra này từ cuối năm 2014.

Được biết thiết bị đọc chỉ số công tơ điện có lắp camera này có thể nói được phát triển từ sáng tạo của anh Hoàng Ngọc Hân - nhân viên điện lực Quảng Ninh. Khi đó thay lắp camera, anh Hân đã sử dụng kính lúp và đèn chiếu sáng nhưng vẫn có thể đọc rất rõ chỉ số công tơ điện từ khoảng cách 3-4m. Đây là một sáng tạo rất đơn giản nhưng lại có thể giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí cho Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ được áp dụng rộng rãi khắp trên toàn quốc.