Là một trong những điểm du lịch lễ hội nổi tiếng ở khu vực phía Bắc nước ta, Tràng An nơi đây mang một nét hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Du khách mọi miền đến với Tràng An sẽ được khám phá một mê cung được hình thành từ hàng ngàn hang động rộng lớnnối tiếp nhau, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một bức tranh sơn thủy hữu tình của vùng đất cố đô Hoa Lư
Đến với tour du lịch Bái Đính Tràng An tìm hiểu giá trị nổi bật về văn hóa lịch sử và hệ sinh thái thiên nhiên, quần thể khu di tích Tràng An (Ninh Bình) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể và thiên nhiên của thế giới. Đây là nơi được công nhận là di sản hỗn hợp đầu tiên của khu vực Đông Nam Á.


Về thắng cảnh ở Tràng An:
Tràng An gắn liền với những giá trị văn hóa lịch sửlâu đời của vùng đất cố đô Hoa Lư. Năm 968, vua Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn thống nhất đất nước, thành lập nên nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư Ninh Bình. Kinh đô Hoa Lư gồm 3 vòng thành nối tiếp nhau: thành Đông, thành Tây và thành Nam. Thành Đông nằm hướng đông, giáp với một đồng bằng rộng lớn, là nơi xây dựng cung điện được người dân gọi là thành ngoại; thành Tây nằm ở phía trong giáp với vùng núi non, là nơi sinh sống của quan lại và người dân nên được gọi là thành nội. Thành Nam thì rộng hơn, là nơi núi cao hiểm thích hợp cho việc phòng thủ, bảo vệ kinh đô hiện được gọi là Tràng An. Với đặc điểm địa hình như vậy, kinh thành Hoa Lư được ví như một kinh đô thiên nhiên bằng đá với đặc điểm: núi là tường thành, sông là đường đi và hang động chính là cung điện.





Quần thể khu du lịch Bái Đính Tràng An thuộc tỉnhNinh Bình cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 cây số về hướng đông nam, rộng hơn 6000 ha nằm trên địa bàn các huyện thị Hoa Lư, Gia Viễn, Tam Điệp và TP Ninh Bình.
Danh thắng Tràng An gồm ba vùng tiếp giáp nhau là khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, khu tam hợp danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và khu vực rừng nguyên sinh Hoa Lư. Nơi đây được vẽ ra như bức tranh thủy mặc non nước thơ mộng với hệ thống núi đá vôi nối tiếp nhau, muôn hình vạn trạng cùng hệ thống sông, ngòi ao hồ đan xen nối dài chảy tràn trong các thung lũng.
Theo nhận xét của các nhà chuyên gia, Tràng An là một trong những địa danh hiếm hoi ở Việt Nam sở hữu thảm thực vật, rừng nguyên sinh cùng hệ sinh thái đất ngập nước vô cùng phong phú và còn giữ nguyên sơ ban đầu.


Về văn hóa:
Trong quá trình khai phá khu du lịch Bái Đính Tràng An các nhà khoa học đã khám phára các hang động ở đây,phát hiệnđược nhiều bằng chứng lịch sử có từ thế kỷ thứ 10. Có khu nơi còn tồn tại rất nhiều tàn tích quan trọng khẳng định đó cũng là nơi sinh hoạt của các vua chúa, quan lại ngày xưa ở thế kỷ 14, như đồ gốm, các bát đĩa cổ. Các cổ vật này rất giống với các đồ đạc được tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long.





Tương truyền rằng, việc khám phá ra hệ thống hang động ở Tràng An nằm sâu trong lòng đất đã dẫn đến quyết định lập kinh đô của đức vua Đinh Tiên Hoàng tại Hoa Lư vào thời kỳ mở đầu của việc xây dựng một Nhà nước phong kiến tập quyền. Đó cũng là một cơ sở quan trọng để đức vua khẳng định độc lập chủ quyền của đất nước dựa trên nền tảng sức mạnh của dân tộc. Điều này được thực hiện bởi sự tận dụng triệt để những ưu thế của địa hình, biến các dãy núi đá vôi thành tường thành để giảm sức người và của cải. Đất Tràng An là điểm nhấn giữa Hoa Lư và Thăng Long, làm cho người dân Việt Nam có sự tưởng nhớ lại những thời kì lịch sử đã diễn ra ở kinh đô Hoa Lư và sự nối tiếp ở kinh thành Thăng Long cho đến Hà Nội.


Ở Tràng An còn lưu giữ rất nhiều dấu ẩn của người tiền sử
Đến vớitour Bái Đính Tràng An du khách còn được biết tới nhữngvết tích thời tiền sử đã được các nhà khảo cổ học phát hiện trong quần thể ở Tràng An. Kết quả khảo sát cho thấy cách người tiền sử thích nghi với biến đổi về môi trường, khí hậu. ít nhất là từ 23.000 năm trước đến nay, một số chứng tích còn cho thấy một nền văn hóa tiền sử đã tiến hóa vượt bậc ở khu vực này, từ thời đồ đá cũ đến thời đại Đá mới chuyển tiếp qua thời đại đồ Sắt và đồ Đồng. Trong thời gian đó, khu vực này đã chịu ảnh hưởng nhiều lần dao động thay đổi của mực nước biển. Trong giai đoạn biến đổi địa chất như thế này, hầu như chỉ có đá vôi là chất liệu đá còn tồn tại nhiều nhất, được người Tràng An sử dụng nó làm công cụ lao động, hơn nữa người ta đã nhận biết được rằng đá vôi đô-lô-mít thuộc loại chất liệu tốt nhất có dùng.





Cùng với giai đoạn xâm lân lớn nhất của biển khoảng 4000 đến 7000 năm trước. Người tiền sử ở Tràng An đã biết đến cách làm đồ gốm. Những bằng chứng cổ nhất được cho là tồn tại tương đương với kì đồ gốm Đa Bút khoảng 6000 năm trước, nhưng qua nghiên cứu cho thấy đồ gốm ở đây đã được làm ra sớm hơn nhiều khoảng 9000 năm về trước và phát triển liên tục qua thời đại Kim khí đến tận ngày. Việc biết sử dụng đồ gốm từ sớm ở Tràng An chứng tỏ rằng một trung tâm gốm sứ rất khác biệt so với nhiều trung tâm gốm sứ khác ở Việt Nam đã từng tồn tại ở đây. Các nhà khoa học qua nghiên cứu khảo cổ đã khẳng định: Cách đây 5000 đến 6000 năm trước, có một trận động đất lớn xảy ra ở Tràng An và người Việt cổ ở Tràng An đã phải trải qua nhiều sự biến chuyển của thiên nhiên để tồn tại và phát triển cho đến tận bây giờ, tạo nên một giá trị về văn hóa lịch sử Tràng An.


Xem thêm các tour trọn gói:
>> tour du lịch lễ hội 1 ngày
>> tour du lịch bái đính tràng an 1 ngày
Từ khóa tìm kiếm: Du lịch lễ hội, tour du lịch lễ hội, tour lễ hội