Khu du lịch yên tử được xem là vùng đất tổ phật giáo của Việt Nam, từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng quy y cửa phật thành lập nên một dòng phật giáo đặc trưng của Việt Nam đó là dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trong quá trình xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ để hình thành được một quần thể kiến trúc độc đáo đặc sắc như ngày nay cũng đã tốn không biết bao nhiêu xương máu mà cũng từ đó mà bao câu chuyện li kì bí ẩn được dựng lên.


Đầu tiên phải kể đến là sự tích đức Trần Nhân Tông hóa phật.
Trong ngày lễ mừng chiến thắng sau một trận chiến, đức vua Trần Thái Tông đã nhường ngôi cho con trai là thái tử, còn mình trở thành Thái thượng hoàng. Thái tử sau đó lên ngôi vua lấy hiệu là Trần Thánh Tông, kết duyên cùng công chúa Thiên Cảm. Và một thời gian sau, vào ngày 11/11/1258 (Mậu Ngọ), Hoàng Hậu hạ sinh thái tử Trần Khâm(là đức Trần Nhân Tông sau này). Chuyện kể rằng khi người mới chào đời là một đứa bé có dái tai dài, trán cao, nét mặt có ánh vàng nên sau đó được vua Trần Nhân Tông gọi là ‘‘Kim Phật’’ tức là đức Phật vàng.





Thái tử Trần Khâm sau này lớn lên thông minh, sáng dạ, học một hiểu mười, văn võ vẹn toàn. Người Trần Thái Tông đi lễ Phật ở các chùa trong nội điện và kinh thành, ngoài ra còn được cho nghiên cứu một số sách về đạo phật ,do đó ngay từ nhỏ tính cách đã rất nhân từ.
Năm 1293(Quý Tỵ), vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông còn mình lui về làm Thái thượng hoàng và chỉ tham gia vào triều chính khi có việc cần thiết. Còn lại hầu hết thời gian ông dành cho việc nghiên cứu tìm hiểu văn học và phật pháp. Khoảng đầu tháng 8/1929 tức năm Kỷ Hợi, Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử tu hành, sáng lập ra dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành tổ sư của dòng thiền này. Ông tu hành không phải là để trốn sự đời, rời xa thị phi yên thế mà là tu để nhập thế, cứu dỗi cuôc đời.



khu tháp Huệ Quang, nơi còn lưu giữ xá lị của vua Trần Nhân Tông sau khi hóa phật
Hay câu chuyện ở suối Giải Oan cùng vô cùng li kì và bí ẩn là một điểm đến hấp đẫn cho khách du lịch ưa khám phá trong chuyến đi tour yên tử bạn nhé.
Xưa đây tương truyền rằng, khi vua Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử tu hành, có tới 300 cung tần mỹ nữ theo hầu. Khi đến chân núi Yên Tử, vua không cho các cung nữ ở lại nơi đất Phật, nên các cung tần mỹ nữ bị buộc vào cảnh vô cùng khốn khó. Đường trở lại kinh thì xa xôi cách trở, ở đây thì quân lính của hoàng thượng phong toả khắp nơi không cho vào, lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan ở cũng khó mà đi cũng không yên. Để giữ trọn lòng trung với bậc quân vương, 300 cung nữ đã gieo mình xuống một dòng suối suối giữa đại ngàn Yên Tử. Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông lúc đó đưa lòng đau xót cho nên đã lập đàn cúng bái và đặt tên con suối này là suối Giải Oan để thể hiện sự tri ân đối với các cung tần. Suối Giải Oan hiện nay nằm trên địa phận xã Thượng Yên Công, quanh năm nước suối trong vắt như những giọt nước của giai nhân. Từ đó đến nay, qua bao biến đổi của sự đời, sự tích về suối Giải Oan này vẫn truyền từ đời này qua đời khác, dòng suối ngày đêm vẫn âm thầm tuôn chảy, nước suối vẫn trong vắt và mát lạnh. Mỗi du khách đến đây, ai cũng một lần muốn được ngâm mình xuống suối hoặc khoát nước rửa mặt với lòng thành tâm hướng về nguồn cội.
Mỗi ai qua đây ai cũng dừng chân ngoảnh lại, với một chút buồn man mác trong lòng, một cảm giác hư hư thực thực khó tả. Có người còn múc nước suối giải oan lên uống với mong muốn được xua tan mọi muộn phiền lo âu trong cuộc sống. Nhiều người lại đến chùa Giải Oan cách suối tầm hơn 100 mét để dâng lên một vài nén hương tưởng nhớ đến người đã khuất và tìm lại sự thanh tịnhtrong tâm hồn.


Xem thêm các tour yên tử trọn gói:
>> tour yên tử 2 ngày 1 đêm
>> tour du lịch yên tử 1 ngày
Từ khóa tìm kiếm: Du lịch lễ hội, tour du lịch lễ hội, Tour lễ hội