1. Úc



Vào năm mới, người dân Úc thích thưởng thức những món nướng như xúc xích, thịt bò và cừu nướng,… trong những buổi tiệc tưng bừng trên bãi biển

2. Trung Quốc





Đối với người Trung Quốc, mỗi dịp Tết đến người dân lại chuẩn bị món sủi cảo truyền thống. Loại bánh này không chỉ giúp người dân thấy ngon, mà còn được gửi gắm bao niềm hi vọng may mắn trong năm mới. Tại Trung Quốc, thứ gạo được chế biến trong ngày Tết để nhiều người ăn cảm thấy may mắn là gạo trắng và gạo nếp. Người làm kinh doanh quan niệm rằng, khi ăn các loại gạo trên sẽ có nhiều cơ hội may mắn trong năm mới. Ngoài ra, hai loại gạo này cũng khiến người thưởng thức hi vọng dễ cầu được ước thấy trong năm mới.

3. Đan Mạch và Na Uy



Vào đêm giao thừa, người Đan Mạch và Na Uy thường thưởng thức món bánh ngọt đặc biệt mang tên kransekage. Đó là một loại bánh quy giòn được xếp chồng lên nhau và kết dính nhờ lớp kem. Bên trên thường gắn cờ trang trí rất dễ thương.

4. Lào





Tết của Lào thường diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch, khi bầu trời thanh cao, các dòng sông lớn ở đây đều dồi dào nước, tượng trưng cho một năm mới nhiều tài lộc. Trong ngày Tết, đặc biệt là giới kinh doanh thường chú trọng ăn các món có tên lạp. Theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa là lộc. Lạp ở đây thường làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt là trong các món này phải có thính để tăng hương vị. Trong mỗi gia đình, món lạp thường được các đầu bếp làm rất công phu, vì món này trong ngày Tết mà không làm ngon thì họ thường ví năm mới làm ăn có nhiều điều xui. Lạp thường được ăn với xôi nóng, theo nhiều chuyên gia văn hoá Lào, lạp thường được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem chúc nhau bằng món lạp, gia đình nào nhận được món này thì hy vọng năm mới có nhiều lộc.

5. Pháp



Bữa ăn mừng Giao Thừa truyền thống của Pháp luôn bao gồm thịt gà tây, hàu, pate gang ngỗng và rượu champagne.

6. Campuchia





Vào dịp Tết cổ truyền Amok được coi là món ăn truyền thống không thể thiếu của đất nước Chùa Tháp. Vị ngọt thanh từ đường thốt nốt, ngọt béo của nước dứa, mùi mắm prohok thoang thoảng nhẹ nhàng quyện với hương lá chuối đặc trưng là những gì mà thực khách có thể cảm nhận khi ăn món ăn này.Nguyên liệu cho món gà amok gồm thịt ức gà, dừa nguyên trái và một loại gia vị đặc biệt chỉ có trong bếp của người Campuchia là "khượng". Ức gà ướp với khượng, nấu với cơm dừa non, rau ngót và nước dừa tạo thành một món ăn khá lạ miệng.

7. Đức



Người Đức nón năm mới với món bánh chiên nhân nhân mứt hoặc rượu mang tên Pfannkuchens. Ngoài ra, họ cũng thưởng thức món heo quay thơm lừng bên người thân và bạn bè.

8. Thái Lan





Tết năm mới của Thái Lan thường bắt đầu từ giữa tháng 4 dương lịch. Món ăn trong ngày Tết của họ thường đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng giúp cơ thể sung mãn, tinh thần minh mẫn trong ngày đầu năm. Thành phần chế biến các chất trên hoàn toàn tới từ các vùng nhiệt đới, có pha thêm chút nguyên liệu ngoại nhập, chủ yếu tới từ các vùng miền nam Trung Quốc, ấn Độ và một số nước Đông Nam á. Tuy nhiên, trong món ăn đó không thể thiếu gạo, thành phần chính trong các món ăn của người Thái, sản phẩm cung cấp nhiều ca lo, ngoài ra, cũng cần nhiều gia vị phẩm màu khác. Những nguyên liệu khác không thể thiếu, đó là bột cà ri, nước sốt, rau trái cây, bột dinh dưỡng. Để món ăn trên ngon và hấp dẫn thì không thể thiếu món đùi gà. Thịt thường được ướp với gia vị từ ban đêm. Đến sáng, khi gia vị ngấm vào thịt thì được mang nướng trên bếp hồng.

9. Nhật




Những ngày đầu năm ở Nhật Bản, các món không thể thiếu trong mỗi bữa ăn đó là các sản phẩm được chế biến từ đậu đen, cá và các loại hải sản khác nhau. Theo quan niệm của người Nhật Bản, cá gần gũi với cuộc sống của con người và loại này cũng rất thông minh. Vì vậy, khi ăn các loại động vật trên sẽ giúp cho con người năng động hơn, tâm trí sẽ sáng suốt trong công ăn việc làm. Ngoài các món trên, trong ngày Tết còn có nhiều loại nước sốt được làm từ các loại đậu để chấm các loại bánh, chả và cá nướng. Thực phẩm để ăn cùng với nước sốt và gỏi cá là các loại bánh, mì sợi được chế biến từ các loại gạo.

Người dân Nhật Bản tâm niệm rằng, các sản phẩm được làm từ gạo là món ăn gốc để làm nên cội nguồn thành đạt ở mỗi con người. Các loại bánh được làm từ gạo thường có tên là omochi. Tất cả những món ăn trong năm mới thường được bảo quản trong những chiếc hộp quét sơn đỏ. Hộp gói thức ăn càng đẹp bao nhiêu thì niềm hy vọng bội thu trong năm mới càng lớn bấy nhiêu.

10. Hàn Quốc




Tết của người dân Hàn Quốc được tổ chức theo âm lịch, gọi là Tết Seolla. Các món ăn trong ngày đầu năm thường làm từ gạo và khoai tây. Có điều đặc biệt là, món thịt chó vốn được xem là món khoái khẩu của người dân Hàn Quốc lại không được xem là món ăn truyền thống trong ngày Tết. Trong ngày Tết, món kim chi là món ăn cổ truyền đồng thời cũng là món ăn thường ngày của người Hàn Quốc. Dùng món này trong năm mới, mọi người sẽ cảm thấy có nhiều điểm lành, đặc biệt là đối với giới doanh nhân. Ngoài các món trên, hai món tok và garettok được làm từ thịt gia súc và gia cầm sau đó được chiên lên cũng là hai món ăn bắt buộc có trong ngày Tết của người dân Hàn Quốc. Sau bữa ăn, mọi người thường uống một loại nước có tên poricha được làm từ trà pha với bột lúa mạch. Riêng loại rượu guibalki sool thì bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc ai cũng phải uống, dù ít hay dù nhiều để lấy may. Người Hàn Quốc thường cho rằng, nếu mua các món trên sẽ không có lộc bằng tự tay làm.