Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0

    Lật tẩy chiêu mới “cướp” tiền người dùng di động

    Tội phạm mạng Châu Á đã tìm ra cách khác thường sử dụng kiến trúc mạng quảng cáo trên di động để lừa tiền người dùng.



    Phương pháp mới thể hiện cho bước tiến mới trong sự phát triển phần mềm độc hại trên điện thoại di động, trong bối cảnh smartphone bán ra nhiều hơn so với máy tính cá nhân (PC). Các mạng quảng cáo trên di động đã mở cửa sau hoàn hảo để tải mã độc về thiết bị của người dùng.

    “Đó là các vector lây nhiễm rất sạch sẽ”, Wade Williamson - nhà phân tích bảo mật cao cấp của Palo Alto Networks, đã phát hiện ra thủ đoạn thâm độc này.

    <div style="text-align: center">

    <div style="text-align: center"> Ảnh minh họa
    </div></div>

    Trong quan hệ hợp tác hợp pháp giữa nhà phân phối quảng cáo và các nhà phát triển, sau này chúng được nhúng vào các bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK), vì vậy, chúng có thể tải về và theo dõi quảng cáo để ăn chia doanh thu.



    Wiliamson phát hiện thấy, SDK của cùng một mạng được nhúng trong các ứng dụng hợp pháp trên kho ứng dụng trực tuyến của Android dành cho một số quốc gia Châu Á, gồm Malaysia, Đài Loan và Trung Quốc. Sau khi cài đặt, SDK này truy cập vào tệp tin ứng dụng Android (APK) và chạy chúng trên bộ nhớ mà người dùng không dễ có thể phát hiện ra.



    APK thường đợi cho đến khi ứng dụng khác đang được cài đặt, chúng sẽ bật ra cửa sổ pop-up tìm kiếm sự cho phép truy cập dịch vụ SMS của Android.



    “Phần mềm độc hại này không phải thông qua một quá trình cài đặt đầy đủ. Chúng chỉ ngồi đó và đợi smartphone cài đặt ứng dụng khác và bắt đầu thâm nhập”, Wiliamson chia sẻ.



    Sau khi cài đặt, APK chiếm quyền kiểm soát dịch vụ nhắn tin trên điện thoại để gửi tin nhắn và tải về các hướng dẫn và kiểm soát máy chủ. Khoảng 77% phần mềm độc hại Android hiện nay “cướp” tiền của các nạn nhân thông qua chi phí dịch vụ nhắn tin.



    Williamson cũng phát hiện thấy hơn nửa tá biến thể của phần mềm độc hại mới nhất, mà ông tin chúng đến từ một tổ chức tội phạm hoặc cũng có thể là từ nhiều nhóm tội phạm khác nhau.



    Người dùng Android Châu Á và Nga dễ bị dính phần mềm độc hại Android hơn vì nhiều ứng dụng được tải trực tiếp từ các gian hàng trực tuyến độc lập. Trong khi ở Mỹ, hầu hết người dùng Android tải về từ kho ứng dụng Google Play- đã quét các mạng quảng cáo độc hại và phần mềm độc hại.



    Ngoài ra, Williamson cũng dự đoán tội phạm mạng trong tương lai sẽ sử dụng chiêu thức tương tự để tải phần mềm độc hại nhằm đánh cắp thông tin quan trọng để truy cập vào các tài khoản ngân hàng trực tuyến và các trang bán lẻ lưu số lượng lớn thẻ tín dụng.



    Phương pháp tương tự cũng có thể được sử dụng truy nhập mạng doanh nghiệp ăn cắp thông tin.

    Xem thêm tin hay về công nghệ tại: http://congnghe.thongtinso.net

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    0
    Vậy làm sao để ngăn chănj triệt để tình trạng cướp tiền này vậy bạn. Mình thấy sau khi cài một số phần mềm chính thức trên CH Play, chứ không phải app trung gian nào. Chủ yếu là app do người việt mới. Một số máy sau khi cài app xong bị trừ tiền tiền, phần nhiều máy đó không có chế độ "bạn có gửi tin nhắn không?". Khi bị trừ tiền xong mình kiểm tra tổng dài thì bạn nhắn tin vào số 099...... mạng bilee. Mỗi tin nhắn thường là 15.000d hay 10.000đ

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    Shit ngồi nguyên cứu cái premission để ôm hận với cái này à



    Gửi từ công ty F.A giám đốc kiêm bảo vệ !

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 41
    Bài viết cuối: 05-14-2014, 09:14 PM
  2. Trả lời: 64
    Bài viết cuối: 03-01-2014, 08:12 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •