REVIEW SẢN PHẨM LG G2: MỘT CHIẾC ĐIỆN THOẠI ANDROID LIỆU CÓ GIỐNG NHƯ BAO CHIẾC ĐIỆN THOẠI KHÁC
Nguồn: http://news.idg.no/cw/art.cfm?id=B83CF8B7-F52A-B6AA-ED6B8EA405B8BF6D



Cho dù năm ngoái LG đã ra mắt sản phẩm Nexus 4, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để tạo nên một điểm nhấn khác biệt trong làng điện thoại Andoid. Những gì LG cần đó là một chiếc điện thực sự nổi bật và khác biệt so với Samsungs và HTCs. Tập trung vào hiệu suất máy và độ phân giải màn hình là một hướng đi đúng, tuy nhiên khi nhìn qua chiếc LG G2, bạn chưa thể nhận ra điểm khác biệt so với hàng trăm chiếc điện thoại khác.

“Con quái vật” trong từng chi tiết





Gần như không có gì nổi bật trong thiết kế của chiếc G2. Máy sử dụng loại màn hình viền siêu mỏng, các góc bo tròn, sở hữu một bộ khung đầm tay, dễ cầm, nhưng trông nó giống như một chiếc điện thoại thị trường. Ở mặt sau của máy, bạn có thể thấy những đặc điểm của Nexus 4 – thiết kế vân kẻ sọc lục giác và bề mặt nhẵn.







Vị trí các phím đặt sau máy khá kì quặc

LG quyết định đưa phím âm lượng và phím nguồn ra phía sau của máy chứ không để cạnh bên như các thiết bị khác, điều này được LG cho rằng sẽ dễ dùng hơn khi cầm máy bằng một tay. Thực tế điều này không khả thi. Để ấn những phím phía sau máy bạn phải dùng ngón cái để giữ lên màn hình hoặc bạn có thể làm rơi điện thoại khi ôm hai bên sườn máy và nhấn phím phía sau. Rất lạ là hơn một lần tôi đã bấm nhầm vào những phím phía sau máy này. Để thay thế có việc bấm nút nguồn phía sau máy, người dùng có thể gõ hai lần lên màn hình để “đánh thức” máy từ chế độ màn hình chờ.







Dù sao thì LG cũng có một quyết định thông minh là đặt giắc cắm tai nghe phía dưới máy. Nếu bạn đang nghe nhạc, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi kéo máy ra khỏi túi quần.







Chiếc LG G2 cầm rất chắc tay và thoải mái

Màn hình







Tính đến thời điểm hiện giờ, đã có vài thiết bị cầm tay, bao gồm cả G2, sử dụng chip xử lý Snapdragon 800 System-on-chip (SOC). Sức mạnh của hệ thống được cung cấp bởi bộ vi xử lý 2.26GHz, bộ nhớ 2GB RAM giúp bạn xử lý tốt các tác vụ đa nhiệm, chạy ứng dụng và chơi game đồ họa cao. Nhờ có cấu hình “khủng” này, các ứng dụng được khởi động và đóng cực nhanh. Hiệu suất máy còn thể hiện rõ rệt với các ứng dụng của LG đi kèm với máy.



Sự thành công trong công nghệ sản xuất TV truyền thống đã lan sang các sản phẩm công nghệ di động. Chiếc màn hình IPS 5.2-inch độ phân giải 1080p đều có thể nhìn tốt từ mọi góc độ. Độ sáng màn hình thay đổi và trở nên rõ nét hơn khi bạn đi ngoài trời nắng. Tuy nhiên màn hình của G2 thực sự trở thành một con “quái vật” ngốn pin nếu bạn không để chế độ tiết kiệm điện cho màn hình.

Một tính năng thú vị của G2 đó là hỗ trợ âm thanh chất lượng 192KHz. Chiếc LG G2 có thể chơi được hai định dạng nhạc chất lượng cao phổ biến là WAV và FLAC tốt hơn nhiều so với chất lượng đĩa CD truyền thống.



Chụp ảnh

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên một chiếc điện thoại có thể nắm bắt được mọi khoảnh khắc trong cuộc sống. LG G2 với máy ảnh 13MP hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu đó khi cho ra đời những bức ảnh sắc nét cả trong nhà hay ngoài trời. Mặc dù các bức ảnh chụp ngoài trời chưa thể bằng được các sản phẩm Lumia Windows Phones, chiếc LG G2 vẫn cung cấp cho người dùng rất nhiều tính năng hữu dụng- như thanh trượt giúp lấy nét bằng tay hay tính năng Audio Zoom giúp tập trung vào sự vật cụ thể khi đang quay phim.



Video quay bởi G2:



Ảnh chụp đêm bởi LG G2:





Hiệu suất hoạt động và thời lượng pin



Chiếc điện thoại LG G2 bao gồm bộ nhớ RAM 2GB, chip xử lý 4 nhân Snapdragon 800 tốc độ 2.26 GHz và bộ nhớ trong 16GB, 32GB không mở rộng thẻ nhớ. Thực sự đây là một con quái vật. Như đề cập trong Xperia Z Ultra (bộ xử lý tương tự), sản phẩm sử dụng bộ xử ly đồ họa Adreno 330 giúp máy chơi được tất cả những game hiện tại và trong tương lai. Để đảm bảo hiệu năng của chip đồ họa, tôi chơi thử game GTA3, và thật đáng ngạc nhiên về tốc độ load rất nhanh vào trò chơi. Điểm benchmark đã ghi lại trải nghiệm của tôi qua bảng sau:







Viên pin dung lượng 3.000mAh của G2 giúp bạn có thể xem videos cả ngày. Khi sạc đầy, để nửa độ sáng màn hình và để chế độ trên máy bay, chiếc điện thoại có thể đạt tới con số ấn tượng 9.5 giờ xem videos – nhiều hơn đến 1 giờ so với HTC One và Samsung Galaxy S4. LG đã thực hiện những tinh chỉnh kỹ thuật để tiết kiệm thời lượng sử dụng pin khi màn hình máy không làm việc nhiều, điều đó làm giảm đáng kể mức độ tiêu thụ điện năng của máy mà phần lớn bắt nguồn từ màn hình.



Giao diện



Giống như các điện thoại Android khác, G2 không sử dụng giao diện hệ điều hành Android gốc và có những thiệt lập của riêng mình. Khay tính năng thông báo giúp người dùng chỉnh độ sáng và âm lượng hay ứng dụng QSlide – quản lý popup và đa nhiệm. Thực sự chỉ có LG mới tìm ra được cách “ôm đồm” tất cả mọi thứ lại với nhau như vậy.



Đây có phải là một sản phẩm đáng mua



LG G2 là một sản phẩm được tích hợp những công nghệ hàng đầu, một thời lượng pin đủ “trâu” hay một chiếc máy ảnh đáp ứng mọi nhu cầu. Tuy nhiên chiếc điện thoại vẫn gặp phải những vấn đề như màn hình thông báo khá rối rắm hay vị trí 3 phím có phần “kì cục” đằng sau máy. Với thời lượng pin đáng nể, Google và LG đang có một vũ khí rất lớn để níu kéo khách hàng. Hiệu năng của bộ xử lý và hiển thị màn hình khiến G2 trở thành chiếc điện thoại thông minh hấp dẫn nhất mà tôi từng thấy trong nửa năm vừa qua.