Trở lại năm 2012, công ty Yota của Nga đã lên tiếng xác nhận họ sẽ cho ra mắt một mẫu điện thoại Android sở hữu 2 màn hình mang tên YotaPhone. Khi đó, không có nhiều người tin tưởng vào dự án này và cho rằng đó chỉ là một mánh quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, Yota đã chứng minh rằng họ đã làm được những điều mà mình tuyên bố bằng việc vừa cho ra mắt điện thoạiYotaPhone tại Nga. Đó là sự kết hợp của smartphone Android và máy đọc sách e-reader ở 2 phía khác nhau của cùng một thiết bị.






Về mặt cấu hình phần cứng, YotaPhone sẽ chạy vi xử lý lõi kép Qualcomm Snapdragon S4 tốc độ 1.7 GHz cùng 2GB RAM và 32GB dung lượng lưu trữ. Bên cạnh đó, máy còn sở hữu camera chính 13MP ở mặt sau với khả năng quay video 1080p, đi kèm camera trước 1MP. Đặc biệt, YotaPhone được hỗ trợ cả kết nối mạng LTE nhưng nguồn pin chỉ có dung lượng 1.800 mAh. Được biết, điện thoại YotaPhone sẽ chạy hệ điều hành Android 4.2.2 Jelly Bean ngay khi xuất xưởng.



<span style="font-size: 18px">Hy hữu nhà hàng giảm nửa hóa đơn nếu không dùng điện thoại khi ăn
<span style="font-size: 18px">Lumia 1520: Chiếc điện thoại thân thiện với môi trường Lỗ hổng tin nhắn gây lỗi khó chịu cho người dùng điện thoại Nexus</span></span>











Điều đầu tiên cảm nhận được khi cầm YotaPhone trên tay là máy sở hữu bộ khung khá “mập mạp” so với các mẫu điện thoại màn hình 4,3 inch hiện nay, nhưng chưa đến mức quá bất tiện. Việc tích hợp thêm một màn hình làm trọng lượng của YotaPhone cũng không thực sự được tối ưu, dừng ở con số 146 g. Bên cạnh đó, máy có độ dày 9,9 mm và viền màn hình lớn.





Ở màn hình phía trước, YotaPhone vẫn giống như các mẫu điện thoại Android khác.






Phần lưng máy nơi đặt màn hình E Ink (còn gọi là EPD) cũng hơi cong một chút và thon hơn ở phần đỉnh nhờ vậy cảm giác thô dày cồng kềnh cũng được giảm bớt phần nào. YotaPhone được xây dựng trên bộ khung bằng nhựa mờ, máy không thể tháo rời để thay pin phụ. Yota cũng cho biết cả 2 mặt màn hình của smartphone này đều được trang bị kính bảo vệ Gorilla Glass nên người dùng không cần quá lo lắng về việc đặt mặt màn hình xuống bàn sẽ bị trầy xước.










Phần cạnh trên là jack tai nghe 3.5 và khay SIM kết hợp cùng vị trí đặt nút nguồn.





Trong khi đó, cạnh dưới máy là cổng microUSB.





Phần cạnh trái của màn hình LCD được bố trí cụm phím chỉnh âm lượng.

Rõ ràng, về tổng thể, khó có thể nói YotaPhone là một chiếc điện thoại đẹp, nhưng chúng ta sẽ quan tâm đến các tính năng chính của thiết bị hơn.






Sau khi xem xét kỹ 2 mặt của điện thoại, bạn sẽ thấy rằng cả hai màn hình đều có chất lượng khá tốt. Màn hình LCD có góc nhìn rộng còn EPD sở hữu độ tương phản chấp nhận được. Không rõ các nhà thiết kế đã sử dụng phương pháp tản nhiệt nào nhưng sức nóng từ bộ vi xử lý Snapdragon không hề làm ảnh hưởng đến các hạt mực trên màn E Ink.






Nếu như chúng ta không còn lạ lẫm với màn hình cảm ứng LCD ở mặt trước thì chắc chắn sẽ có nhiều người dùng cảm thấy bỡ ngỡ khi lần đầu tiên tiếp xúc với màn hình E Ink trên YotaPhone bởi nó không phải là loại màn cảm ứng chạm. Vai trò của màn hình EPD phía sau là hiển thị ảnh, đọc ebook cũng như các thông báo đến thay cho màn hình LCD. Ưu điểm của công nghệ màn hình này là tiêu tốn cực ít năng lượng và có thể hiển thị rõ ràng dưới ánh nắng mặt trời. Bạn có thể điều khiển nó bằng các thao tác gesture ở khu vực “cảm ứng chạm” ngay bên dưới. Để giúp người dùng làm quen người dùng cũng được cung cấp các hướng dẫn cụ thể.





Ở mặt sau bạn có thể nhìn thấy khoảng trống bên cạnh camera phía dưới màn hình. Đó là khu vực đặt bộ điều khiển cho màn hình E Ink.

Ngoài đọc ebook hay xem ảnh, bạn có thể sử dụng màn hình E Ink để truy cập ứng dụng như Facebook, lịch, ghi chú bằng cách trượt từ phải sang trái hoặc tắt thông báo bằng thao tác ngược lại. Bạn chỉ cần kết nối và kích hoạt các dịch vụ sau đó gửi chúng ra hiển thị ở mặt sau, nhờ vậy, màn hình EPD sẽ giúp giảm thiểu tối đa năng lượng tiêu tốn khi người dùng xem các dịch vụ này.




















Màn hình EPD có thể hiển thị rất nhiều nội dung khác nhau.

Nhìn chung, YotaPhone là một sản phẩm mang tính sáng tạo về mặt tính năng nhiều hơn là khía cạnh thiết kế. Máy sẽ có 2 tùy chọn màu sắc đen hoặc trắng và bán ra với mức giá 499 Euro tại nhiều nước châu Âu và đầu năm sau. Nhiều người chắc chắn sẽ cho rằng mức giá này là quá cao so với một thiết bị chỉ sở hữu cấu hình bình dân như YotaPhone. Tuy nhiên, ông Vlad Martynov, giám đốc điều hành của Yota đã lên tiếng giải thích rằng thực chất việc tích hợp thêm màn hình thứ 2 đã đội giá thành sản phẩm lên khoảng 20%. Bên cạnh đó, hãng cũng phải sử dụng một số công nghệ mới chẳng hạn như trang bị tới 9 ăng-ten để tránh nhiễu khi đặt kèm cùng màn E Ink. Ông Martynov cũng hứa hẹn rằng phiên bản YotaPhone thế hệ thứ 2 sẽ đến với mức giá dễ chịu hơn.



Tham khảo: Engadget.com