Robert Triggs – Android Authority



Link phần 1.



CÔNG NGHỆ TƯƠNG LAI VÀ INTERNET CỦA MỌI VẬT (INTERNET OF THINGS – IoT)




Mặc dù không có vẻ gì Intel sẽ thống trị thị trường di động như hãng từng làm được với PC, nhưng nhìn xa hơn có nhiều công nghệ mới đang cần chips thiết kế cho riêng mình. IoT là một cuộc cách mạng đã sẵn sàng bùng nổ, bất kể đó là những ngôi nhà kết nối, công nghệ phục vụ công nghiệp, hay những sản phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống.



Chìa khóa thành công trong thế giới đầy màu sắc của IoT là xử lý tiêu thụ ít điện năng và khả năng kết nối; và cả 2 gã khổng lồ của làng công nghệ đều đã có những nỗ lực nhất định để chiếm lĩnh vị trí tiên phong trong lĩnh vực mới nổi này. Mặc dù vậy, họ sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ khác, trong bối cảnh MIPS và một số công ty khác đã trở thành “trùm” trên chiến trường này.



Một lần nữa, ARM lại đang dẫn trước Intel khi hãng đã đặt dấu chân đầu tiên với dòng Cortex M công nghệ 32nm được chuyển giao cho một số nhà sản xuất. Những con chips này được sử dụng trong một số lĩnh vực công nghệ, từ cảm biến màn hình cảm ứng cho đến các đồ điện tử gia dụng.



Cortex M0 là chip siêu tiết kiệm điện năng của ARM, chạy trên nguồn 2V và chỉ tiêu thụ 0.1W, trong khi chip nhiều tính năng và cao cấp nhất là Cortex M4. Cortex M có thể không hữu dụng với những chiếc smartphone yêu quý cũng chúng ta, nhưng nó có thể tạo tiền đề cho những phụ kiện smartphones trong tương lai hay những thiết bị không dây tiết kiệm điện năng khác. Như chúng ta đã biết, Qualcomm tỏ ra rất hứng thú với khái niệm IoT, và hãng đã tung ra smartwatch Toq dựa trên Cortex M3.



Intel chỉ mới thông báo sự ra đời của dòng sản phẩm Quark của hãng gần đây. Quark X1000 SoC được phát hành trong quý 4 năm 2013, với CPU 32 bit 1 nhân xung nhịp 400 MHz với TDP đạt đỉnh chỉ vào khoảng 2.2W. Nó là cơ sở tốt cho 1 chiếc smartwatch, nhưng cái ARM có mà Intel thiếu là phân khúc tiết kiệm điện năng.



Nhìn cụ thể hơn vào IoT, Intel cũng đã cho ra mắt bảng mạch phát triển Edison với kích thước chỉ bằng 1 chiếc SD card, với bộ xử lý 2 nhân Quark và khả năng kết nối Bluetooth, wifi. 1 con chip lõi kép là đủ để chạy hệ điều hành, nhưng Intel cần 1 cái gì đó rẻ hơn và thậm chí nhỏ hơn rất nhiều nếu muốn 1 chiếc cốc cà phê LED có giá thành chấp nhận được.



Nếu IoT thực sự là tương lai của công nghệ, thì cuộc đua tiếp theo của các vi xử lý không còn nằm ở hiệu năng nữa mà chuyển sang hiệu quả tiêu thụ năng lượng và thiết kế vật lý. ARM và Intel đều đã đưa ra những bộ vi xử lý tạo cơ sở cho những thiết bị đeo được trong tương lai, nhưng chúng không phải là những con chip duy nhất đáp ứng được nhu cầu giá rẻ và tiêu thụ ít điện năng của IoT.



CÀNG BÉ CÀNG TỐT.



Bất chấp sự hào nhoáng của những vi xử lý mới, thực ra Intel đã phát triển một ứng viên hoàn hảo cho những thiết bị IoT rẻ, tiết kiệm điện năng từ năm 1980, với bộ vi xử lý 8051 rất được sinh viên yêu thích. Không may (cho Intel) là họ lại dừng chương trình 8051vào năm 2007. Đây có thể là một sai lầm.



Mặc dù không nổi tiếng trong vòng quay smartphones, nhưng những biến thể của bên thứ ba từ thiết kế cũ 8051 được áp dụng rất rộng rãi, từ USB flash drive, đến máy giặt, chips tín hiệu điện tử, và những hệ thống liên lạc không dây phức tạp.



8051 và những bộ vi xử lý tương tự tiêu thụ thậm chí còn ít hơn những con chip tiết kiệm nhất của cả ARM và Intel, nhưng vẫn đủ sức cáng đáng những tác vụ mà bạn sẽ cần trong một thiết bị IoT nhỏ bé. 8051 vốn đã có một nền tảng nhà phát triển và được phổ biến rộng rãi, nghĩa là chỉ cần một ai đó có sáng kiến, công việc phát triển sẽ ngay lập tức được tiến hành. Nhưng có lẽ, thế mạnh lớn nhất của 8051 là giá thành rẻ - không chi phí bản quyền từ ARM, không chi phí R&D để phục hồi, chỉ có những con chip nhỏ để sản xuất.



Trong tương lai, có lẽ ARM và Intel sẽ ít quan tâm đến nhau hơn, mà dành sự chú ý của mình cho những đối thủ cạnh tranh giá rẻ khác.



KẾT LUẬN



Trong tương lai không xa, nhiều khả năng ARM vẫn thoải mái trên vị trí dẫn đầu của mình. Cho dù có bị Intel có bắt kịp về hiệu năng và tính năng đâu đó vào năm 2015, ARM vẫn khiến đối thủ phải chật vật trong mảng thiết bị bởi mối quan hệ rộng với rất nhiều đối tác, cũng như con số khổng lồ những thiết bị mang trên mình vi xử lý của hãng này.



Thay vào đó, Intel cần nhìn vào những cuộc cách tân tiếp theo để viết nên câu chuyện thành công cho mình. IoT và điện toán đeo được rất có thể sẽ định hình lại thị trường SoC một lần nữa. ARM, Intel, và có lẽ thêm một công ty nào khác, sẽ là động lực chính trong thập niên tiếp theo.