Trang 1 của 44 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 438
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    0

    Google đã phải thay đổi toàn bộ dự án Android vì sự ra đời của iPhone






    Kể từ khi Google mua lại Android từ những năm 2005, hãng đã bắt đầu dồn công sức và tiền bạc để phát triển một hệ điều hành có thể làm cả thế giới kinh ngạc. Thế rồi đến năm 2007, iPhone xuất hiện và đảo lộn mọi thứ. Google buộc phải thay đổi toàn bộ dự án của minh nếu muốn cạnh tranh được với một loại smartphone rất mới lạ đến từ Apple. Câu chuyện bên dưới được trích từ quyển sách nói đến cuộc chiến giữa Google với Apple* của tác giả Fred Vogelstein. Nó sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu hơn về quá trình Google phải thay đổi Android và có đề cập đến cả mối nguy hiểm đến từ Microsoft.



    Ghi chú:

    <ul>
    <li>[I]Tiêu đề đầy đủ của quyển sách là Steve Jobs lên sân khấu và giới thiệu chiếc iPhone mới.



    Chris DeSalvo, một kĩ sư của Google lúc bấy giờ, đã phản ứng trước iPhone một cách nhanh chóng và quyết liệt. "Là một người tiêu dùng, tôi cảm giác như bị thổi bay đi. Tôi muốn có một cái (iPhone) ngay lập tức. Còn với vai trò là một kĩ sư Google, tôi nghĩ &#039;chúng ta sẽ phải bắt đầu lại từ đầu&#039;".











    Đối với hầu hết mọi người ở Thung lũng Silicon, kể cả Google, thì sự kiện ra mắt iPhone ngày 9/1/2007 là một thứ rất đáng để ăn mừng. Jobs đã một lần nữa làm được thứ tưởng chừng như không thể. 4 năm trước đó ông đã làm mới hoàn toàn nên công nghệ nhạc số với những bài hát chỉ 99 cent trên iTunes. Giờ đây ông đã thuyết phục được các nhà mạng để Apple tự xây dựng nên một chiếc smartphone mang tính cách mạng. Còn với nhóm Android của Google, iPhone là một cú đấm thật mạnh vào bụng của họ. "Bỗng nhiên chúng tôi trông như những ông bà già 90 tuổi", DeSalvo nói. "Chỉ đơn giản là mọi thứ rõ ràng như thế".



    Rắc rối của Google và nền công nghiệp di động thời bấy giờ



    Nền công nghiệp di động hồi năm 2005 là một ví dụ hoàn hảo cho vấn đề rối rắm của Google. Mảng phần mềm dành cho điện thoại là một trong những thứ không bình thường nhất trong thế giới công nghệ. Băng thông mạng di động không đủ để người dùng lướt web một cách thoải mái, điện thoại thì không đủ mạnh để chạy bất kì thứ gì trừ những ứng dụng cơ bản.



    Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất, cũng là thứ mà Steve Jobs đã nhận ra, đó là tình trạng cận độc quyền: chỉ có một vài hãng lớn cùng với các nhà mạng và các công ty sản xuất thiết bị ngồi viết phần mềm cho thiết bị di động. Và hầu hết những phần mềm đó đều quá tệ hại. Băng thông có thể được tăng lên, chip có thể mạnh hơn, nhưng nếu không phần mềm thì tất cả mọi thứ đều chỉ là một mớ hỗn độn. Vào thời điểm đó, cứ như là các nhà mạng và các công ty điện thoại kiểm soát mọi thứ vậy.



    Một trong những quan chức Google cấp cao, người muốn được giấu tên, chia sẻ rằng "chúng tôi đã kí được hợp đồng với Vodafone (nhà mạng lớn nhất Châu Âu) để đưa bộ máy tìm kiếm của Google lên điện thoại của họ. Thế nhưng họ lại muốn kiểm soát hết những kết quả tìm kiếm, và kết quả trả về từ Google sẽ nằm ở dưới cùng. Họ cũng không có một trình duyệt tốt. Nhạc chuông (do Vodafone bán) đôi khi lại nằm ở top đầu những thứ mà người dùng thấy. Tất cả mọi nhà mạng đều làm như thế này. Họ tưởng rằng họ có thể cung cấp tất cả mọi dịch vụ trong một khu vườn đóng kín cửa (như những gì AOL từng làm những năm 90). Họ nghĩ rằng việc kiểm soát như thế là cách tốt nhất để họ kiếm tiền".



    Lý do mà chỉ một ít nhà phát triển chịu xây dựng phần mềm cho thiết bị di động đó là cứ mỗi lần họ cố gắng viết thì lại bị mất tiền. Lúc đó không có một tiêu chuẩn nào trong ngành cả. Rõ ràng rằng mỗi điện thoại chạy phần mềm riêng của mình, có các bộ ứng dụng của riêng mình. Điều này có nghĩa là một ứng dụng viết cho điện thoại Samsung sẽ không thể chạy trên điện thoại của Motorola, cũng chẳng thể dùng với một chiếc Nokia. Ngay cả trong nội bộ một công ty thì nền tảng phần mềm cũng chẳng hề tương thích nhau. Ví dụ: có cả tá phiên bản Symbian, và những app cũ có thể không còn hoạt động tốt trên phiên bản Symbian mới.



    Nói đơn giản thì cả ngành công nghiệp di động không phải là chỗ lý tưởng để các công ty phần mềm nhảy vào, thay vào đó, hầu hết mọi người đều chọn cách tránh xa. Có một thứ khác có thể kiếm ra tiền, đó là vận hành một công ty chuyên đi thử nghiệm và đảm bảo rằng ứng dụng viết ra có thể chạy được trên tất cả được thoại xuất hiện trên thị trường.



    Bản thân CEO Larry Page cũng nhiều lần không ngần ngại mô tả về giai đoạn hỗn loạn đó và những khó khăn mà nó đã gây ra cho bản thân ông cũng như cho cả Google. Năm 2012, trong một cuộc nói chuyện với cổ đông, Page chia sẽ rằng "chúng tôi có một cái tủ với hơn 100 điện thoại (dùng cho việc phát triển phần mềm), và chúng tôi xây dựng phần mềm cho từng chiếc điện thoại một". Ông sử dụng những từ như "tồi tệ", "cực kì đau khổ" để mô tả về quá trình xây dựng và thử nghiệm app cho điện thoại lúc bấy giờ.



    Mối lo lắng về Microsoft



    Tuy nhiên, Page và những quan chức Google khác biết rằng không sớm thì muộn sẽ có người tìm ra cách giải quyết vấn đề nói trên, và họ cực kì lo ngại rằng người đó sẽ là Microsoft (lúc đó Apple không phải là mối lo ngại của Google vì những động thái của Apple trong thị trường mobile không rõ ràng). Vào năm 2005, Microsoft vẫn là công ty công nghệ giàu nhất và có nhiều quyền lực nhất trên thế giới, hãng cũng có phát triển Windows CE để dành cho các thiết bị nhúng. Thiết bị chạy Windows CE chỉ là một thị trường nhỏ, tuy nhiên nếu người tiêu dùng có thể xài nền tảng này một cách rộng rãi hơn thì toàn bộ những gì Google đang làm sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm.



    Đây thật sự không phải là một chuyện phóng đại. Microsoft và Google đã từng ở trong một cuộc chiến về bộ máy tìm kiếm cũng như về nguồn nhân lực. Trong suốt hai thập kỉ trước, Microsoft là lựa chọn hàng đầu của các kĩ sư IT, còn bây giờ thì là Google. Chủ tịch Bill Gates và CEO Steve Ballmer cũng từng làm rõ ràng họ muốn đối đầu với Google một cách quyết liệt nhất. Bằng chứng là đến bây giờ thì hai hãng vẫn còn châm chọc nhau đấy thôi. Bill Gates thậm chí còn chế giễu về cách ăn mặc của Page và đồng sáng lập Sergey Brin nữa.



    Các quan chức Google đã bị thuyết phục rằng nếu như Windows trên di động bắt kịp dòng chảy thị trường thì Microsoft sẽ can thiệp vào việc truy cập Google của người dùng trên những thiết bị này, đồng thời ưu tiên hơn cho bộ máy tìm kiếm của chính Microsoft. Cũng còn may mắn là vụ kiện độc quyền của chính phủ Mỹ với Microsoft trong những năm 1990 đã khiến hãng không thể tiến hành làm điều đó một cách dễ dàng.



    Tuy nhiên, trên smartphone thì luật lệ chưa được chặt chẽ như máy tính. Không có tình trạng một công ty phần mềm chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Google lo rằng nếu Microsoft khiến việc truy cập Google từ Windows CE khó khăn hơn, trong khi việc sử dụng bộ máy tìm kiếm của chính Microsoft dễ dàng hơn thì nhiều khách hàng sẽ chuyển sang dùng sản phẩm do Microsoft xây dựng. Đây cũng là cách Microsoft giết chết trình duyệt Netscape bằng Internet Explorer trong những năm 1990. Nếu người dùng bị chặn không thể xài Google và bắt đầu xài bộ máy tìm kiếm đối thủ thì Google sẽ nhanh chóng thất bại. Chủ tịch Eric Schmidt từng thừa nhận rằng Google "rất lo sợ rằng chiến lược di động của Microsoft sẽ thành công" trong một phiên toà hồi năm ngoái.



    Sự thay đổi về thiết bị của nhóm Android



    Quay trở lại với Apple, vào ngày Jobs giới thiệu iPhone, Andy Rubin, giám đốc bộ phận Android, đang đi công tác ở Las Vegas chứ không còn ở California. Ông đang trên đường đi gặp một số nhà sản xuất thiết bị và nhà mạng tại triển lãm CES. Phản ứng của Rubin trước tin tức về iPhone cũng y như DeSalvo. Rubin lo lắng về những thứ mà Jobs đang giới thiệu tới nỗi phải dừng xe để xem cho hết buổi ra mắt. Một trong những đồng nghiệp của ông kể lại rằng Rubin đã thốt lên: "Chết rồi! Tôi đoán chúng ta sẽ thể không bán ra cái điện thoại đó (nguyên mẫu mà Google đang phát triển)."



    Thứ mà nhóm Android đang làm việc là một chiếc điện thoại với tên mã Sooner. Hệ điều hành của thiết bị này có một trình duyệt Internet đầy đủ, chạy những ứng dụng nền web tuyệt vời của Google (bao gồm Google Search, Maps, YouTube). Ngoài ra, phần mềm này được thiết kế để không chỉ chạy trên Sooner mà còn trên bất kì smartphone, tablet và cả những thiết bị di động mà người ta chưa từng tưởng tượng ra. Máy sẽ không bao giờ cần phải kết nối với laptop hay desktop. Nó cũng cho phép nhiều ứng dụng chạy cùng lúc, đồng thời hỗ trợ truy cập dễ dàng đến các dịch vụ, cửa hàng mà Google cung cấp. Trong khi đó, iPhone cần phải nối với máy tính để chạy iTunes, không thể chạy được hơn 1 app ở một thời điểm, và lúc đầu Apple chẳng hề có kế hoạch gì trong việc mang đến một kho phần mềm cho iPhone.











    Tuy nhiên, bản thân chiếc điện thoại Sooner thì trông quá "ngớ ngẩn". Nó trông tương tự một chiếc BlackBerry, với bàn phím kiểu truyền thống và một màn hình không hỗ trợ cảm ứng. Rubin và nhóm của mình, cùng với đối tác là HTC và T-Mobile, tin rằng người dùng quan tâm nhiều hơn đến phần mềm tốt chứ không quá đề cao ngoại hình. Thực ra thì đây cũng là một thứ phổ biến thời bấy giờ. Ngoài ra, BlackBerry với dòng sản phẩm của mình cũng là minh chứng tốt để Google theo đuổi: hãng bán ra những mẫu smartphone với bàn phím tuyệt vời, hỗ trợ phần mềm và email tốt, tất cả gói gọn trong một thân hình bền bỉ.



    iPhone thì ngược lại, nó không chỉ nhìn đẹp và còn sử dụng cái đẹp đó để tạo ra một cách tương tác giữa người dùng với điện thoại hoàn toàn mới. Đó là những cách mà kĩ sư Google nghĩ rằng không thểnào xảy ra hoặc có quá nhiều rủi ro. Bằng cách sử dụng bàn phím ảo và thay thế hầu hết nút cứng với màn hình cảm ứng lớn, mọi ứng dụng giờ đây sẽ có một cách điều khiển riêng của mình. Những nút Play, Pause, Stop chỉ xuất hiện khi bạn phát nội dung. Khi nhấp vào thanh địa chỉ trình duyệt thì bàn phím sẽ lộ diện, còn khi nhấn Enter thì tự ẩn đi. Việc không có một bàn phím cứng to đùng giúp iPhone sở hữu kích thước màn hình to gấp đôi so với những điện thoại khác trên thị trường. Chưa dừng lại ở đó, iPhone vẫn hoạt động như nhau không kể người dùng đang cầm máy ngang hay dọc. Apple đã gắn một cái gia tốc kế để nói cho điện thoại biết hướng xoay của máy.



    Chiếc iPhone đời đầu cũng gặp nhiều lời than phiền. Rubin và nhóm Android không nghĩ rằng người dùng có thể gõ được trên một màn hình cảm ứng mà không có phản hồi xúc giá gì lại như bàn phím cứng thông thường. Đó cũng là lý do mà chiếc điện thoại Android đầu tiên, T-Mobile G1 do HTC sản xuất và ra đời 2 năm sau, có bàn phím dạng vật lý QWERTY dạng trượt. Tuy nhiên, nhóm Android trước đó đã đánh giá thấp Apple, rằng họ không nghĩ là người ta chỉ cần dùng ngón tay cũng có thể điều khiển điện thoại chứ chẳng cần đến nút riêng hay stylus gì cả. Ethan Beard, một trong những người điều hành mảng Android trong những ngày đầu, nhận xét rằng "chúng tôi biết Apple sẽ giới thiệu một chiếc điện thoại. Ai cũng biết điều đó. Có điều chúng ta chỉ không nghĩ rằng nó lại tốt đến như vậy".








    Chỉ trong vòng vài tuần nhóm Android đã thay đổi tất cả mục tiêu của mình. Một chiếc điện thoại với màn hình cảm ứng mang tên Dream, vốn cũng đã xuất hiện trong quá trình phát triển trước đó, được toàn nhóm dồn sức phát triển. Nó trở thành trọng tâm cho toàn bộ dự án. Kĩ sư của Google bắt đầu đào saa vào những thứ mà iPhone không thể làm được rồi mang nó lên sản phẩm của mình nhằm tạo ra sự khác biệt trong ngày ra mắt. Erick Tseng, quản lý dự án, nhớ rằng đột nhiên mọi người đều cảm thấy lo lắng cho khi ngày giới thiệu càng lúc càng gần.



    "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chúng tôi phải bỏ hết tất cả những gì mình đang làm. Rằng iPhone ra đời có nghĩa là game over. Tuy nhiên, một giới hạn đã được đặt ra, và bất kì thứ gì chúng tôi dự tính giới thiệu thì nó cũng phải đáp ứng được điều đó".



    Nguồn: The Atlantic

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    Cuộc chiến này còn dài. Còn hao binh tổn tướng

  3. #3
    Nếu ko có iphone thì bây giờ ko biết Android đang ở đâu nhỉ? & Sam sung chắc vẫn đang ì ạch với BaDa chăng ? [IMG]styles/default/xenforo/clear.png[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    0
    Các fan Google vào mà đọc để biết đi, chứ đừng suốt ngày cứ kêu Android có trước iOS rồi phán bậy nữa

  5. #5
    Bài viết này T T đưa tin muộn quá [IMG]styles/default/xenforo/clear.png[/IMG]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    0
    Tất cả mọi người khi chưa dùng iPhone đều sẽ có nhận xét giống bác này:




    Ethan Beard, một trong những người điều hành mảng Android trong những ngày đầu, nhận xét rằng "chúng tôi biết Apple sẽ giới thiệu một chiếc điện thoại. Ai cũng biết điều đó. Có điều chúng ta chỉ không nghĩ rằng nó lại tốt đến như vậy".

  7. #7
    Ngày tham gia
    Jun 2014
    Bài viết
    0
    Tin này nhắc nhiều rồi mà !

    Chuyển từ đánh nhau với BB sang đánh nhau APPLE !

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi IPHONE Pro.No1
    Nếu ko có iphone thì bây giờ ko biết Android đang ở đâu nhỉ? & Sam sung chắc vẫn đang ì ạch với BaDa chăng ? [IMG]styles/default/xenforo/clear.png[/IMG]


    nó đó chứ đâu ...[IMG]styles/default/xenforo/clear.png[/IMG]









    Gõ xong và gửi đi tức thì từ vỉa hè Tinh Tế !

  9. #9
    Apple một hãng mới chân ướt chân ráo vào mảng di động mà làm cả thế giới chao đảo ^^ nhớ mãi giai đoạn 2007-2008.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Jul 2014
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi IPHONE Pro.No1
    Nếu ko có iphone thì bây giờ ko biết Android đang ở đâu nhỉ? & Sam sung chắc vẫn đang ì ạch với BaDa chăng ? [IMG]styles/default/xenforo/clear.png[/IMG]
    Không có android thì giờ làm gì có ios7 chứ.

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 135
    Bài viết cuối: 05-22-2014, 12:28 PM
  2. Trả lời: 51
    Bài viết cuối: 05-21-2014, 06:40 PM
  3. Trả lời: 243
    Bài viết cuối: 05-07-2014, 07:53 PM
  4. Trả lời: 97
    Bài viết cuối: 05-07-2014, 02:54 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •