Những sản phẩm bỉm quần, bỉm dán cho bé từ lâu đã là lựa chọn của đại đa số các mẹ thay cho những loại vải xô, tã chéo trước đây. Tuy nhiên việc thay bỉm như thế nào để vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tiết kiệm thời gian thì không phải ai cũng biết. Dưới đây sẽ là những lưu ý và gợi ý dành cho mẹ!

Thời gian nên thay bỉm quần, bỉm dán cho bé

Thời điểm mẹ nhất thiết cần thay bỉm cho bé, ngay cả khi bỉm mới thay là khi bé đi đại tiện để tránh sự tấn công của những loại vi sinh vật có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và da của bé. Còn những lúc khác, tùy theo chất lượng của từng sản phẩm mà mẹ có thể có thời gian hay khác nhau.

Chính vì vậy, trong tháng khoảng 3 tháng đầu tiên, khi bé xì xoẹt nhiều, khoảng 5 – 10 lần/ngày tương ứng với số lần thay cho bé. Ngoài thời gian này, số lần đại tiện của bé đã giảm thì mẹ nên căn cứ vào chất lượng thấm hút của từng sản phẩm để có thời gian thích hợp.

Đối với những loại bỉm dán, bỉm quần thông thường, thời gian thích hợp nhất là khoảng 3 -4h đồng hồ, điều này có nghĩa mẹ cần thay cho bé, kể cả vào ban đêm. Mẹ không nên để quá thời gian này, vì như vậy, khả năng thấm hút của sản phẩm không còn đảm bảo, rất dễ gây ra tình trạng thấm ngược khiến nước tiểu thấm trở lại da bé, gây ra những vấn đề như hăm, viêm nhiễm, kích ứng.

Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả sử dụng, ngoài việc lưu ý tới chất lượng mẹ cũng cần phải có cách bảo quản thật tốt, nên bọc kín hoặc bịt kín miệng sau khi mở để tránh việc bỉm sẽ hút ẩm từ môi trường dẫn tới giảm chất lượng.


>> Tìm hiểu thêm về các sản phẩm tã quần tại https://vn.moony.com/vi/products/ta-quan.html

Cách thay bỉm dán, bỉm quần chuẩn và nhanh gọn nhất cho trẻ sơ sinh

Để thay cho bé, bố/ mẹ hoặc người chăm sóc cần phải có sự chuẩn bị thật kỹ, đồng thời thao tác nhanh chóng, đặc biệt là luôn chú ý tới sự an toàn của bé.

Chuẩn bị mọi dụng cụ cần thiết trong tầm tay

Để việc thay bỉm cho bé diễn ra nhanh chóng và an toàn, mẹ không thể chạy đi, chạy lại, lấy cái này cái kia trong quá trình đó, bởi vậy hãy chuẩn bị thật tốt những dụng cụ sau:

+ 1 tới 2 chậu nước ấm: Bởi với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, mẹ thường thực hiện thay tã ngay tại phòng nên việc chuẩn bị từ 1 tới 2 chậu nước ấm là điều hiển nhiên. Khi bé lớn hơn thì không cần nữa bởi có thể rửa trong nhà vệ sinh.

+ Các loại khăn cần thiết: Bao gồm khăn rửa, khăn xô, khăn quấn hay ủ bé nếu cần, nhớ là nên sắp xếp mọi thứ để sau khi rửa có thể sử dụng thuận tiện nhất mẹ nhé!

+ Bỉm mới cho bé là không thể thiếu.

+ Nếu bé chưa rụng rốn thì mẹ nên chuẩn bị dụng cụ để vệ sinh rốn cho bé. Ngoài ra những loại thuốc như chống hăm, phấn rôm nếu có cũng cần được đặt đúng vị trí.

+ Quần hoặc áo mới của bé nếu cần.

Sau khi đã chuẩn bị khá đầy đủ những vật dụng cần thiết và đặt vào vị trí thích hợp, hãy bắt đầu việc vệ sinh, thay bỉm cho bé nhé!

Những thao tác thay bỉm cho bé bố, mẹ cần nắm vững

Bước 1: Đóng kín cửa phòng, tránh gió lùa trong khi thay. Sau đó bỏ quần và bỉm bẩn của bé, dùng khăn ướt hoặc khăn rửa lau sạch da bé, loại bỏ chất bẩn.

Bước 2: Rửa sạch vùng đóng bỉm cho bé, có thể từ 1 tới 2 lần bằng nước ấm đã chuẩn bị sẵn

Bước 3: Đặt bé vào khăn xô đã chuẩn bị trước, lau sạch nước còn đọng lại trên da.

Bước 4: Thực hiện các bước vệ sinh: làm sạch rốn, bôi kem chống hăm hoặc phấn rôm cho trẻ.

Bước 5: Mặc bỉm sạch và quần áo mới cho bé, quấn và ủ bé nếu cần.

Bước 6: Đặt bé vào vị trí an toàn, mở cửa phòng và dọn dẹp vật dụng, hoàn thành việc đóng tã.

Chỉ với 6 bước đơn giản với thời gian khoảng 5 – 10 phút bố, mẹ đã có thể hoàn thành việc thay bỉm cho bé rồi đó, thật dễ dàng phải không ạ! Ngoài ra, để mọi việc trở nên hiệu quả hơn đừng quên lưu ý tới những vấn đề nhỏ nhỏ dưới đây nhé!

>> Các sản phẩm tã dán mà ban có thể tham khảo tại https://vn.moony.com/vi/products/ta-dan.html

Một số vấn đề cần lưu ý

Luôn đảm bảo an toàn cho bé

Đây là nguyên tắc tối quan trọng mà mẹ luôn phải ghi nhớ, trẻ dưới 6 tháng tuổi cơ thể còn rất yếu ớt nên rất dễ bị tác động của ngoại lực. Bởi vậy hãy đảm bảo trong khi thực hiện thao tác lau rửa cho bé, một cánh tay của mẹ cần phải luôn giữ chặt và tạo thành điểm tựa vững chắc cho bé, đặc biệt là phần đầu, cổ và lưng.

Khi đang thay bỉm, mẹ không nên để bị gián đoạn bởi những vấn đề khác như chuông điện thoại, chuông cửa hay đồ ăn đang nấu… bởi nếu kéo dài thời gian này có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, thậm chí nguy hiểm cho bé. Nếu trong trường hợp bắt buộc, hãy đảm bảo đặt bé vào nơi an toàn, đồng thời giữ ấm phù hợp cho cơ thể, tuyệt đối không để bé lại một mình trên bàn thay tã hay mép giường, bởi chỉ một cú lật bất ngờ sẽ gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Luôn nói chuyện và tạo cảm giác an toàn cho bé

Bé yêu thường có xu hướng tìm kiếm gương mặt và giọng nói của mẹ bất cứ đâu, đó là điều thân thuộc và tạo ra cảm giác an toàn nhất cho bé. Bởi vậy đừng quên nói chuyện nhẹ nhàng hoặc hát cho bé nghe trong quá trình thay tã nhé, bởi điều này sẽ giúp tăng thêm tình thân, sự khăng khít đồng thời giúp bé an tâm hơn, đăc biệt là đối với những bé sợ nước.

Lưu ý về sự khác biệt giữa bé trai và bé gái

Cấu tạo cơ thể của bé trai và bé gái hoàn toàn khác nhau, bởi vậy, việc thay bỉm cho mỗi bé cũng cần được chú ý.

Với bé gái, mẹ nên lưu ý rửa từ trước ra sau để đảm bảo vi khuẩn không lây lan từ hậu môn, tránh những viêm nhiễm đáng tiếc.

Ngược lại, việc vệ sinh cho bé trai thường dễ hơn nhưng cũng dễ gặp những vấn đề nhạy cảm như bé đi tiểu ngay trong lúc này.

Ngoài ra, khi thay bỉm cho trẻ cũng là thời điểm để mẹ lưu ý tới đặc điểm cơ thể của bé, phát hiện ra những dị tật hay vấn đề mà trẻ đang mắc phải để có được hướng giải quyết sớm nhất. Đừng bao giờ bỏ qua lưu ý nhỏ này nhé!

Chúc bố, mẹ sẽ thành công ngay lần đầu tiên nhé!

>> Bạn có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm tã từ https://vn.moony.com/vi/products.html

View more random threads: