Sưng viêm, bầm tím, đông máu, nhiễm trùng, mất nước quá nhiều… Là những biến chứng khôn lường từ hút mỡ bụng, nếu không được thực hiện đúng quy trình an toàn.

Hút mỡ bụng có thể hiểu là biện pháp làm giảm đi lượng mỡ dư thừa ở vùng bụng. Người thực hiện không cần phải mất nhiều thời gian luyện tập thể dục hay ăn uống khắt khe để giảm mỡ.

>>> Xem thêm: hút mỡ bụng nội soi

>>> Xem thêm: căng da bụng

Để giảm mỡ, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống thiết bị máy móc chuyên dụng để đánh tan mỡ. Cơ chế của các loại máy sẽ hoạt động để phá vỡ những liên kết tiểu thùy mỡ, làm hóa lỏng mỡ. Sau đó, mỡ được đưa ra khỏi cơ thể.

Vậy, nếu muốn có vòng eo thon gọn thì hiện nay có mấy phương pháp loại bỏ mỡ thưa bác sĩ?

Thực tế, có rất nhiều cách để loại bỏ mỡ vòng eo. Tuy nhiên, trong tạo hình thẩm mỹ thì có thể chia ra 2 phương thức là hút mỡ phẫu thuật và hút mỡ không phẫu thuật.

Hút mỡ phẫu thuật được ứng dụng tùy theo từng tình thể trạng. Đối với người béo lâu năm, hoặc phụ nữ sau sinh có vùng da bụng chùng nhão nhiều thì bắt buộc phải kèm theo phẫu thuật tạo hình thành bụng.

Riêng với hút mỡ không phẫu thuật, mỡ sẽ được xử lý hóa lỏng và đưa ra khỏi cơ thể bằng hệ thống máy chuyên dụng, không can thiệp xâm lấn, không để lại sẹo lớn trên cơ thể.

Vậy hút mỡ bụng có phải là phương pháp mà ai muốn cũng có thể thực hiện được hay không?

Bất kì phẫu thuật tạo hình nào cũng có những yêu cầu chỉ định của nó. Hút mỡ bụng cũng không ngoại lệ.

Hút mỡ bụng chỉ được phép tiến hành dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đối với những người có cơ địa dư mỡ thừa vùng bụng. Lượng mỡ hút ra phải được chỉ định ngay từ đầu, dựa trên số đo hình thể, cân nặng, chiều cao của người hút mỡ.

Theo quy định của Bộ Y tế, các phẫu thuật lớn như nâng ngực, nâng mũi, hút mỡ… chỉ được phép tiến hành tại các bệnh viện được cấp phép, với đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại và thực hiện theo đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho người thực hiện.

Bác sĩ có thể cho biết quy trình hút mỡ bụng an toàn diễn ra như thế nào?

Đầu tiên, trước khi hút mỡ bụng bắt buộc người thực hiện phải được kiểm tra sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm. Điều này nhằm hạn chế rủi ra và biến chứng. Khi cơ thể khỏe mạnh mới được làm phẫu thuật.

Sau đó, bác sĩ thực hiện đo vẽ và xác định lượng mỡ loại bỏ ra khỏi cơ thể. Tùy thuộc vào thể trạng từng người. Đối với một người có sức khỏe tốt, lượng mỡ hút tối đa không được quá 300 ml/lần thực hiện. Nếu vượt quá ngưỡng này sẽ rất dễ gây nhiều biến chứng có hại.

Gây mê để quá trình thực hiện không gây đau đớn. Thiết bị chuyên dụng sẽ được dùng để hóa lỏng mỡ và sau đó đưa mỡ ra ngoài bằng đường chích có kích thước không quá 5mm.

Sau khi hút mỡ cần thời gian nghỉ ngơi để cơ thể bình phục trở lại. Riêng đối với những trường hợp cần phẫu thuật loại bỏ mỡ và khâu tạo hình thành bụng, bệnh nhân cần có thời gian dài để nghỉ dưỡng khôi phục vết thương.

Hút mỡ bụng có những biến chứng gì? Làm cách nào để đề phòng?

Hầu hết các biến chứng xảy ra trong trường hợp thực hiện hút mỡ sai kỹ thuật, cơ sở vật chất kém chất lượng hoặc người tiến hành không có chuyên môn trình độ cao.

Những biến chứng có thể mắc phải khi hút mỡ không an toàn: Đông máu, nhiễm trùng, mất nước quá nhiều dẫn đến sốc. Có thể bị tắc phổi do chất béo bị mất cân bằng, tràn dịch màng phổi…

Hút mỡ bụng có thể tác động đến phần da và các mô mỡ của cơ thể. Tuy vậy, nó lại gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu như thực hiện sai sót. Chỉ cần không xác định rõ vị trí, ảnh hưởng đến tĩnh mạch, làm tác mạch là sẽ có biến chứng. Thậm chí, nguy hiểm cho tính mạng.